Văn hóa nghệ thuật

Tác phẩm mỹ thuật quý

Cập nhật lúc 15:10 12/05/2020
Tượng Quan Âm nghìn tay nghìn mắt trên 300 tuổi ở chùa Bút Tháp, xã Đình Tổ, tỉnh Bắc Ninh là một trong những tượng Bồ Tát Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhãn bằng gỗ lớn nhất và được coi là đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam.
Tượng phật Quan Âm nghìn tay nghìn mắt. Ảnh: Thế Lượng
Tượng phật Quan Âm nghìn tay nghìn mắt. Ảnh: Thế Lượng


Bức tượng kết hợp hài hòa tư tưởng Phật giáo và tư tưởng Nho giáo. Thời điểm xuất hiện tượng là vào thế kỷ XVII. Tượng cao 3,7 m, vành hào quang rộng 2,1 m và bệ tượng dày 1,15 m. Ngoài hai đôi tay chính được chắp trước ngực theo kiểu "liên hoa hợp chưởng" và được đặt trên đùi theo kiểu "thiền định", tượng còn có 38 cánh tay lớn nằm ở hai bên. Cánh tay xa nhất có chiều dài là 2 m. Đằng sau lưng Phật có 789 cánh tay nhỏ, được sắp xếp theo những vòng tròn đồng tâm, trong lòng mỗi bàn tay được chạm một con mắt. Do vậy tượng vừa mang nghĩa là ánh hào quang độ lượng, vừa là con mắt thấu suốt coi sóc chúng sinh. Tượng còn mang đặc trưng nữ tính qua khuôn bụng đầy đặn, bờ vai không quá to, khuôn mặt đôn hậu, điềm tĩnh siêu thoát. Bức tượng này được triều đình cung tiến cho chùa, cũng là bức tượng duy nhất trong hệ thống tượng cổ Việt Nam có ghi niên đại năm tạc, tên người tạc, với dòng chữ Nho: "Tuế thứ Bính Thân niên, thu nguyệt, cốc nhật doanh tạo. Nam Đông Giao Thọ nam tiên sinh phụng khắc". 

Nhà cổ trăm gian thuần Việt trên 100 tuổi, tọa lạc trên diện tích 882m2 ở ấp Cầu Ngang, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, được xây dựng năm 1901, hoàn thành năm 1903, ba gian hai chái đôi, chạm trổ tinh hoa. Gọi là nhà 100 cột nhưng số lượng thực tế là 120 cây cột, trong đó có 68 cột tròn, 52 cột vuông bằng nhiều loại gỗ như gõ đỏ, cẩm bông, mun, mái lợp ngói âm dương, chính diện quay về hướng Tây Bắc. Xây dựng xong ngôi nhà, có 15 nghệ nhân người Huế được mời đến trang trí, chạm khắc trong 3 năm vừa mang một giá trị mỹ thuật, vừa mang tính cổ điển như “tứ linh”, “tứ thời”, “bát quả”, “mai điểu” mà các nghệ nhân tỉ mỉ thực hiện một cách điêu luyện, tài tình. Chủ nhân ban đầu là ông Trần Văn Hoa, Hương sư làng Long Hựu, tỉnh Gia Định, sau đó làm Hội đồng quản hạt Chợ Lớn, vì thế tên gọi ban đầu là Nhà ông Hội đồng, Nhà ông cả. Hiện chủ nhân là bà Trần Thị Ngỏ, 70 tuổi, cháu dâu của ông Hoa. Ngôi nhà cổ này hiện tại xuống cấp nhưng những giá trị văn hóa vẫn còn mãi. Địa phương đang đề nghị các cấp có thẩm quyền tạo điều kiện bảo tồn để phát triển du lịch gắn với tham quan, góp phần gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa.
 
HẢI VÂN
Thông tin khác:
Nhà thờ Anrê trên hồ Vouksa (07/05/2020)
Công trình lịch sử và tâm linh (07/05/2020)
Nhạc phẩm "Linh mục ôi linh mục" giàu xúc động và tự hào (07/05/2020)
Đi dọn chỗ vinh quang (06/05/2020)
Vương cung thánh đường Kazan (04/05/2020)
Người là chính cửa vào (04/05/2020)
Tháp nhà thờ Đấng Cứu Thế Cpenhagen (28/04/2020)
Sân bay dã chiến và sân bay hiện đại (28/04/2020)
Tượng đài Đức Mẹ Hòa Bình bằng phế liệu chiến tranh Việt Nam (28/04/2020)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log