Gọi là Simon “Nhiệt thành” vì ông thuộc nhóm người Do Thái rất nhiệt tâm với lề luật. Tên của ông theo tiếng Aram, nhiệt thành có nghĩa là Cana. Điều này giải thích vì sao Kinh thánh ghi ông là người xứ Cana (Mt 10,4; Mc 3,18). Có tài liệu nói ông sinh quán ở Galilea. Ông chính là chàng rể phụ trong bữa tiệc cưới ở Canan (Ga 2, 1-12). Sách Các thánh kể rằng, khi chứng kiến Chúa làm phép biến nước lã thành rượu, ông đã lập tức bỏ rượu, bỏ đám cưới đi theo Chúa.
Cũng như thánh Giacôbê Hậu, thánh Simon cũng là anh em của Đức Giêsu. Chúng ta không có tư liệu nhiều về cuộc đời hoạt động truyền giáo của thánh Simon. Có người cho biết, ông đi rao giảng Tin Mừng ở châu Phi, đến tận các đảo ở Britama. Cũng có s liệu nói ông đi truyền giáo ở Ai Cập và Ba Tư và cùng gặp thánh Giuda Tadeo và cùng tử đạo nơi đây.
Thánh Giuda còn có tên gọi khác là Tadeo (Mt 10,3; Mc 3,4). Chính ông là người đã đàm luận với Chúa trong bữa tiệc ly. Ông hỏi Chúa: Thưa Thày, tại sao Thày tỏ mình cho chúng con mà không tỏ cho thế gian biết? Ông được cho là con trai của Giacôbê (Lc 6,16). Sau khi Chúa về trời, ông đi rao giảng Tin Mừng ở Mesopotanria và tử đạo ở đó.
Chuyện kể rằng, khi hai ông Simon và Giuda truyền giáo ở châu Phi và quay về miền Groi, Sinai, Syria và Ba Tư thì xảy ra vụ 2 con sư tử hung dữ trong chuồng thú bị sổng chuồng lao ra đường phố để tấn công người. Mọi người rất sợ hãi chạy trốn. Hai ông Simon và Giuda đã cầu nguyện và tiến ra cản đường 2 con sư tử. Lạ thay, hai con sư tử lại ngoan ngoãn nằm phủ phục dưới chân hai ông. Cảm phục Chúa của hai ông tôn thờ vua Ba Tư và 60 ngàn người đã xin chịu phép Rửa để gia nhập đạo Công giáo. Nhưng chính biến cố này đã làm cho các nhóm thờ tượng thần ở đây căm ghét các ông. Nhân có vụ một số tư tế ở đây bị đầu độc, hai nhóm Zaras và Arperal đã kêu gọi dân chúng phải trừng phạt hai ông. Bữa đó, hai ông đã cư ngụ tại nhà ông Semme. Dân chúng bao vây nhà ông Semme đòi ông giao nộp hai thánh nhân. Hai ông lo sợ dân chúng phá nhà và làm hại người nhà ông Semme nên các ông đã tự ra để nộp mình. Họ bắt hai ông phải quỳ lạy thần thánh ngoài miếu thờ. Các ông kiên quyết từ chối mặc họ tra tấn đánh đập tàn nhẫn rồi chém đầu. Một trận cuồng phong đã nổi lên và phá sập miếu thờ. Hai ông Zaras và Arperal cũng bị đột tử chết ngay lúc đó.
Theo Giám mục Photuna thì khi hai ông tử đạo tại Ba Tư ngày 27/10 nên lễ kính hai thánh nhân cũng được tổ chức vào ngày 27/10 hàng năm. Thi hài của các thánh nhân được chôn cất tại Batilia. Tại đây, người ta đã xây một đền thờ để kính nhớ các thánh tử đạo. Sau này được đưa về Roma và đặt tại đền thờ thánh Phêrô.
Đền thờ thánh Phêrô hùng vĩ ở Rôma đặc biệt ấn tượng với pho tượng đá cẩm thạch Pieta do Michelango tạc năm 1500 lúc ông mới có 24 tuổi (ảnh dưới). Pho tượng có chữ ký của kiến trúc sư ở cả ngực và tay trái của Đức Mẹ. Năm 1975, một kẻ tâm thần đã dùng búa để phá bức tượng tuyệt tác này và làm hỏng mũi và ngón tay của Đức Mẹ. Người ta đã cho tu sửa ngay sau đó và một lồng kính chắn đạn được che toàn bộ pho tượng và vì vậy bây giờ không ai được tiếp cận trực tiếp với pho tượng nữa. Trần nhà thờ lấp lánh ánh vàng trình bày cảnh Thánh giá chiến thắng do Leona de Vinci vẽ. Gian giữa đền thờ dài 185m và rộng 137,50m. Đền thờ đầy những tác phẩm nghệ thuật và mang tính lịch sử của Giáo hội Công giáo.