Văn hóa nghệ thuật

Tiếp tục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường

Cập nhật lúc 16:14 24/02/2023
Để thực hiện được các chủ trương, chính sách, pháp luật, giải quyết thực tiễn trong nước, quốc tế đặt ra đối với vấn đề bảo vệ môi trường (BVMT), ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) đòi hỏi sự chung tay, góp sức của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, trong đó không thể thiếu vai trò quan trọng của các tổ chức tôn giáo.
Môi trường xanh, sạch, đẹp tại giáo xứ Đại Từ (xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên).
Môi trường xanh, sạch, đẹp tại giáo xứ Đại Từ (xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên).
Hàng trăm mô hình hay
5 năm qua, Mặt trận Tổ quốc các cấp, các ngành tài nguyên môi trường, các tổ chức thành viên của Mặt trận đã chủ động, sáng tạo trong triển khai Chương trình phối hợp “Phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia BVMT và thích ứng với BĐKH”, như: Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, nâng cao năng lực bảo vệ môi trường và thích ứng với biển đổi khí hậu cho đội ngũ cán bộ Mặt trận, nhất là cán bộ làm công tác của Mặt trận và cộng đồng tôn giáo, vận động các tầng lớp nhân dân đồng bào tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu ở khu dân cư bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng.
Giáo hội Công giáo đã tổ chức các khóa tập huấn về Thông điệp Laudato si của Đức Giáo hoàng, tổ chức nhiều cuộc hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về kiến thức môi trường cho các em thiếu nhi... Hội thánh Tin lành miền Nam (miền Bắc) kết hợp, lồng ghép trong các giờ lễ để tuyên truyền, vận động nhắc nhở tín hữu nâng cao ý thức trong giữ gìn bảo vệ môi trường. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã lồng ghép phổ biến về chủ trương của Đảng, chính sách phát luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong các trường hạ, khóa của Phật tử, các buổi học chính khóa và chương trình sinh hoạt ngoại khóa của tăng sinh tại các trường đào tạo Phật học và các tự viện…
Theo báo cáo tổng kết Chương trình phối hợp, đến nay 63/63 tỉnh, thành phố ký kết chương trình hoặc kế hoạch phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường với các tôn giáo trên địa bàn tỉnh, thành phố; đã có 2000 mô hình thuộc 43 tổ chức tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Việc thực hiện Chương trình phối hợp đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, khẳng định đường hướng đúng đắn, sống “Tốt đời, đẹp đạo” của các tôn giáo; tăng cường vận động, đoàn kết các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tiếp tục phát huy vai trò của các tôn giáo 
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân, để thực hiện được các chủ trương, chính sách, pháp luật, giải quyết thực tiễn trong nước, quốc tế đặt ra đối với vấn đề BVMT, ứng phó với BĐKH đòi hỏi sự chung tay, góp sức của cả hệ thống chính trị, cộng đồng và mỗi người dân trong công tác BVMT, ứng phó với BĐKH, trong đó có vai trò quan trọng của các tổ chức tôn giáo. Vì vậy, Chương trình phối hợp “Phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2022-2026” đã được ký kết và cùng nhau triển khai. 
Mục tiêu của Chương trình là tiếp tục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu của các tổ chức, cá nhân tôn giáo và Nhân dân, thúc đẩy phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường”. Phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần tích cực, chủ động trong thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đến năm 2050. Phấn đấu đến hết năm 2026 có 100% các chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo, các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc đều biết đến và tích cực hưởng ứng Chương trình phối hợp...
63/63 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và ngành Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố rà soát, bổ sung Chương trình/Kế hoạch phối hợp với các tổ chức tôn giáo phù hợp với mục tiêu, nội dung của Chương trình phối hợp giai đoạn 2022- 2026 và thực tiễn ở mỗi địa phương, mỗi tôn giáo. Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; hướng tới cuộc sống xã hội hài hoà với thiên nhiên, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, các-bon thấp được hình thành và phát triển, hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon vào năm 2050 và mục tiêu ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường…
Việc thực hiện Chương trình phối hợp cần gắn với việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường (năm 2020); Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 của Chính phủ; Chương trình “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
BA
Thông tin khác:
Mùa Chay và giữ Chay (20/02/2023)
Cây cầu hơn 100 năm tuổi bắc qua sông Danube thơ mộng (10/02/2023)
Công viên rừng (06/02/2023)
Chiêm ngưỡng hồ Bán Nguyệt 2000 năm lọt thỏm giữa sa mạc (30/01/2023)
Ấn tượng xứ sở Kangaru (27/01/2023)
Thú chơi tranh con giáp - nét đẹp văn hóa ngày Tết (22/01/2023)
Nhiều cơ hội đặt khách sạn và tour chơi Tết giờ chót (17/01/2023)
Xuân mới trên vùng cao Tân Tiến (17/01/2023)
Đền thánh giáo xứ Tiêu Động Thượng (11/01/2023)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log