Văn hóa nghệ thuật

Vết chân cuối cùng của Chúa trên mặt đất

Cập nhật lúc 13:22 04/07/2024
Người ta vẫn đinh ninh rằng, Chúa Giêsu trước khi về trời phải để lại dấu chân cuối cùng trên mặt đất. Vậy là công cuộc tìm kiếm bắt đầu.
Nhà nguyện Chúa Thăng thiên, nơi lưu giữ bước chân cuối cùng của Chúa Giêsu trên đất.
Nhà nguyện Chúa Thăng thiên, nơi lưu giữ bước chân cuối cùng của Chúa Giêsu trên đất.
Đó là nơi Chúa Giêsu đã sống lại sau 40 ngày để gặp gỡ các môn đệ. Người ta đã tìm thấy phiến đá có in dấu hai bàn chân Chúa còn rõ trên cát bụi. Phiến đá in dấu chân trái được người Hồi giáo đưa về đền thờ của họ tên là Al- Aqsa cũng ở Giêrusalem.
Các tín hữu vẫn bí mật đến cầu nguyện ở nơi có phiến đá có dấu chân Chúa ở trên núi Olives, Giêrusalem thời cấm đạo. Năm 313 khi Hoàng đế Constantinus ban hành chiếu chỉ Milan cho phép các tín hữu Công giáo được cầu nguyện tự do. Hoàng hậu Helena - mẹ của vua Constantinus khi hành hương đến Giêrusalem năm 326 đã cho xây hai nhà nguyện. Một ở nơi Chúa Thăng thiên, một ở nơi Chúa dạy người ta cầu nguyện bằng kinh Lạy Cha. Các nhà nguyện này hoàn thành năm 390. Đến cuộc chiến tranh giữa Byzantine với Sassanid sau đó diễn ra vào năm 614 đã phá hủy các nhà nguyện này. 
Một nữ thương gia người La Mã là Poimonia đã cho tái thiết các nhà thờ này theo phong cách Byzantine, cũng như cả quần thể kiến trúc thánh thiêng trên núi Olives ở Giêrusalem gồm cả một tu viện, thánh đường. Giám mục Arcalf người Frank đã mô tả ngôi nhà nguyện Chúa Thăng thiên như sau: “Đó là một tòa nhà lộ thiên với ba hàng hiên, có mái che từ phía nam. Có 8 đèn chiếu sáng vào ban đêm. Bên trong nhà nguyện, ở chính giữa có phiến đá dấu chân Chúa in rõ ràng trên đó. Nhà thờ xây theo hình bát giác mỗi chiều 12m. Bên trong khu bàn thờ cũng hình bát giác mỗi chiều dài 3m”. 
Nhưng dưới thời Thập tự chinh thế kỷ XII, các nhà nguyện này bị phá tan hoang. Nhưng rồi cũng chính các binh sĩ Thập tự chinh đã tái thiết lại mà tồn tại đến ngày nay. Vật liệu ở đây bằng đá nhưng bây giờ đã trát vữa xi măng. Nhà nguyện Chúa Thăng thiên có mái vòm cuốn. Trong nhà nguyện có đặt viên đá trắng có dấu chân Chúa, lúc nào cũng có đèn nến cháy sáng. 
 
Nơi cuối cùng Chúa Giêsu đặt chân trên đất.
Nơi cuối cùng Chúa Giêsu đặt chân trên đất.
Theo thoả thuận ngày 20/01/1188, nhà nguyện này được biến thành đền thờ Hồi giáo và do người Hồi giáo cai quản. Nhưng để thể hiện thiện chí, người Hồi giáo đã xây một nhà nguyện riêng cho mình gần đó, còn ngôi nhà nguyện Chúa Thăng thiên mọi người có thể tham quan, cầu nguyện. Mỗi năm, họ dành cho người Công giáo một ngày trọn vẹn vào chính ngày Chúa Lên trời. Mọi năm, người đến hành hương rất đông, các Giám mục, linh mục cũng phải xếp hàng dài để đến lượt dâng lễ. Mỗi ca dâng lễ là 30 phút. Mỗi ca có ba lễ: 1 ở trong và 2 ở bên ngoài (ảnh dưới). Việc điều hành này do các tu sĩ dòng Phanxicô sắp xếp. Có điều lạ là không có lễ đồng tế vừa vì bàn thờ chật chội, vừa theo truyền thống ở đây. Các vị chủ tế, dù là Hồng y, Giám mục, linh mục vẫn cứ phải xếp hàng từ nhà chờ ra nhà nguyện Chúa Thăng thiên. Năm nay do xung đột ở vùng Trung Đông nên số tín hữu cùng như các chức sắc hiện diện ở đây thưa vắng hơn. 
Du khách đến Giêrusalem còn nhiều di tích danh thắng thiêng liêng khác được giới thiệu đến thăm viếng như ngôi làng Bethary cách nhà nguyện Chúa Thăng thiên chừng 3 km, ở phía đông núi Olives. Đây là quê hương của thánh Lazaro và hai người chị Mary và Martha- được Chúa yêu. Chúa Giêsu đã làm phép lạ cả thể khi cho Lazaro chết 4 ngày được sống lại. Hay ngôi nhà thờ cổ lâu đời ở làng Barqin- nơi Chúa chữa lành cho rất nhiều người. Tại đây có nhà thờ thánh George- được coi là ngôi nhà thờ cổ xưa thứ ba trên thế giới. Nhất là khu Mộ thánh, người Chính thống giáo gọi là nhà thờ Phục sinh ở bên trong bức tường thành Giêrusalem. Nơi đây có Núi Sọ (đồi Calve hay Golgotha), nơi Chúa chịu đóng đinh, nơi Chúa được mai táng rồi sống lại…Nơi này là Tòa Thượng phụ Giêrusalem của Chính thống giáo. Nhưng họ cũng chia sẻ với các tôn giáo khác được đến cầu nguyện, thăm viếng theo thoả thuận.
Bich Hải
Thông tin khác:
Kinh Hòa Bình - một tuyệt tác vượt thời gian (02/07/2024)
Viết nhân Ngày của cha (16/06/2024)
Hàng triệu người vượt nắng nóng dự lễ hành hương Hajj (15/06/2024)
Mưa rào mùa hạ (09/06/2024)
Đường thẳng 240km dài nhất thế giới, xuyên qua sa mạc không một khúc cua (28/05/2024)
Lạc vào miền xứ đạo (25/05/2024)
Nhà nguyện Thánh giá tại Sendona - Arazona (24/04/2024)
Thánh giá nào cho con? (28/03/2024)
Lễ cúng rừng - Nét đẹp truyền thống của Lào Cai (20/03/2024)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log