Hàng ngày nhiều người dân xã Bắc Sơn thường chứng kiến một người đàn ông nặng nhọc với chiếc xe gắn máy tự chế, hòa cùng dòng người tấp nập vượt qua gần 20 cây số từ nhà lên thành phố Biên Hòa chở hàng. Nhưng ít ai biết rằng đã nhiều năm trôi qua, một nữa người của anh không thể họat động được theo ý muốn. tâm sự với chúng tôi, Chị Ngô Thị Tâm – ấp Bùi Chu – Xã Bắc Sơn – Huyện Trảng Bom nói “Hàng xóm chúng tôi sang thấy cảnh chú Hòa bị như vậy thì ai cũng rớt nước mắt. Tàn tật như vậy rồi nhưng vì bố, mẹ đã già cả, nên sang sớm ra là cứ có cái xe tự chế đi chở hành về cho cha, mẹ bóc, bóc xong rồi lại phải đi giao cho người ta. Nhiều khi trời mưa, trời gió chằng cột không kỹ nó đổ tung túe ra đường. Vất vả khó khăn lắm nhưng vì thương bố mẹ già nên chú luôn cố gắng, không muốn mình trở thành gánh nặng cho ai”.
Cách đây vừa tròn 9 năm, anh Hòa không may bị tai nạn trong một lần trèo sữa điện. Khiến toàn thân anh bị liệt, cũng trong thời điểm ấy, người vợ trẻ mới cưới được 2 tháng đã không còn chấp nhận người tàn phế như anh. Để rồi hàng ngày, 2 cha mẹ già thay phiên nhau chăm sóc đứa con trai tàn tật. Sau những cú sốc ấy, tưởng chừng anh không thể vượt qua, nhưng rồi được sự động viên của gia đình, cộng đồng và hơn hết là ý chí, nghị lực của bản thân, anh đã cố gắng tập luyện theo phương pháp vật lý trị liệu, và rồi 2 tay của anh đã cữ động lại được. Lúc này anh nghĩ mình phải kiếm việc gì đó để làm, trước mắt kiếm thêm tiền và động viên cha mẹ già. Được người quen giới thiệu, anh đã kiếm được việc làm đó là lấy hành tận trên Thành phố Biên Hòa về bóc. Vì vậy hàng ngày vào 3 giờ sáng anh và 2 cha mẹ già thức dậy, đóng hành vào bao để anh chở lên thành phố Biên Hòa giao hàng. Cứ như vậy ngày 2 lần dù nắng hay mưa, người đàn ông liệt nữa người này vẫn âm thầm hòa cùng dòng người để kiếm kế sinh nhai trên bước đường đời. Bà Lê Thị Kim Chinh – Mẹ anh Hòa nước mắt giàn giụa nói“Vợ chồng tôi có nó là trụ cột, bây giờ cháu bị tàn tật thế này, nhiều lúc nhìn con đau đớn chúng tôi đau khổ lắm nhưng cũng phải cắn răng chịu đựng vì sợ cháu biết nó càng buồn hơn. Nó cũng thương bố mẹ già cả nên cố gắng làm vừa có thêm tiền vừa khây khỏa”.
Mặc dù mỗi ngày cả 3 người phải làm cả ngày nhưng thu nhập chỉ được 40 ngàn đồng, số tiền chỉ đủ 2 người ăn một bữa sáng, và với anh Hòa đó cả là một sự cố gắng, vượt qua đớn đau của bản thân để sống, để làm việc mà theo anh là “ để giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội”. Anh Vũ Đức Hòa
“Mình biết mình là thân phân tàn nhưng mà mình không chịu phế, mình cố gắng nỗ lực trong khả năng của mình, mình không làm được chuyện lớn thì cũng làm được chuyện nhỏ; không kiếm được cơm thì cũng kiếm được cháo để cho nó bớt gáng nặng cho gia đình và cho xã hội. Còn ngược lại còn có những hoàn cảnh neo đơn còn khó khăn hơn mình nhiều, thành thử ra mình phải cố vươn lên trong cái nỗ lực của mình đến đâu hay đến đó, còn đâu mới nhờ đến tình thương của mọi người chứ còn không bao giờ cho phép mình ỷ lại với ai cả, cho dù đau đớn bệnh tật vậy nhưng mình phải cố gắng vươn lên trong cuộc sống”.
Hoàn cảnh và những cố gắng phi thường của anh Vũ Đức Hòa là động lực sống cho những ai đâu đó đang còn bất hạnh trong cuộc sống. Mặc dù anh Hòa đã hết sức cố gắng vượt lên chính mình nhưng hoàn cảnh hiện tại rất khó khăn, rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng, các nhà hảo tâm gần xa.