Gương điển hình

Cha con đều là chí sĩ

Cập nhật lúc 11:28 15/10/2021
Chí sĩ Lương Văn Can và Lương Ngọc Quyến.
Chí sĩ Lương Văn Can và Lương Ngọc Quyến.
Lương Văn Can (1854- 1927), quê Hà Nội. Sau khi học chữ Hán, ông dự thi Hương và đậu cử nhân, được triều đình bổ làm Giáo thụ Phủ Hoài Đức, nhưng ông từ chối. Sau đó, thực dân Pháp cử ông vào Hội đồng thành phố Hà Nội, ông cũng không nhận. Bởi ông thấy lúc bấy giờ “việc nước ngày càng nát, dẫu có ra làm nghị viên cũng chẳng thể bàn được gì ích lợi cho quốc dân, nên xin ở nhà dạy con học”. Năm 25 tuổi(1879), ông mở trường dạy học tại nơi ở nhà số 4 phố Hàng Đào. Năm 1907, ông liên kết với mộtsố người cùng chí hướng lập ra trường Đông Kinh Nghĩa Thục tại nơi ông ở và nhà số 10 ở phố Hàng Đào, Hà Nội đảm nhận luôn vị trí Hiệu trưởng. Mục đích của nhà trường là: Nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc và chí tiến thủ của quần chúng; Truyền bá một nền tư tưởng học thuật mới và một nếp sống văn minh tiến bộ; Phối hợp hành động với các sĩ phu đã xuất dương và hỗ trợ phong trào Đông du của cụ Phan Bội Châu và phong trào duyTân của cụ Phan Châu Trinh. Năm 1907, trường Đông Kinh Nghĩa Thục bị thực dân Pháp ra lệnh giải tán vì chúng coi đó là nơi hoạt động cách mạng. Tên của ông được đặt cho nhiều con phố ở Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long.

Lương NgọcQuyến (1885-1917) con của nhà cách mạng Lương Văn Can. Ông sớm có tư tưởng cách tân của cha. Năm 1905, ông cùng em ruột là Lương Nhị Khanh hưởng ứng phong trào Đông du sang Nhật Bản du học. Ông được cụ Phan Bội Châu gửi ở trường Chấn Võ, rồi tham gia Công hội đỏ. Sau đó bị trục xuất khỏi Nhật Bản, ông sang Trung Quốc theo học các trường quân sự, nhận chức thiếu tá. Năm 1912, ông được bầu làm Ủy viên quân sự Bộ chấp hành Việt Nam Quang phục hội. Năm 1914, ông về nước gây cơ sở cách mạng tại Nam Kỳ, rồi sang họat động tại Thái Lan, Hồng Kông. Ông bị mật thám Anh bắt tại Hồng Kông và trao cho thực dân Pháp, đưa vềViệt Nam giam ở các nhà lao ở Hà Nội, Phú Thọ, Thái Nguyên. Tại Thái Nguyên, ông đã cùng ông Đội Cấn lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên. Khi quân Pháp phản công, ông không chịu rút lui, và hy sinh ngày 5/9/1917. Tên ông được đặt cho một đường phố ở Hà Nội.
Hải Vân
Thông tin khác:
Người linh mục trong bộ đồ bảo hộ nơi bệnh viện dã chiến (13/10/2021)
Tấm lòng thiện nguyện giữa đại dịch Covid - 19 (12/10/2021)
Những người đi "săn" Sars - Cov - 2 (11/10/2021)
Thánh Phanxicô Assisi (08/10/2021)
Doanh nhân Công giáo hết lòng vì đồng bào (07/10/2021)
Trận chiến với kẻ thù vô hình (06/10/2021)
Chiếc Blouse đẫm mồ hôi (05/10/2021)
Gần 86 tỷ đồng hỗ trợ lao động mất việc, sinh viên và người nước ngoài khó khăn (01/10/2021)
Nghĩa tình ở trạm quân y lưu động (30/09/2021)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log