Gương điển hình

Nữ giáo dân làm kinh tế giỏi

Cập nhật lúc 08:23 08/01/2014
Giáo dân Phạm Thị Ngân ngụ ấp Quảng Phát – xã Quảng Tiến – Trảng Bom – Đồng Nai với mô hình làm mây tre đan xuất khẩu cho thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm.
Trong cuộc sống có nhiều phụ nữ nông thôn đáng để chúng ta học tập, họ không chỉ là người phụ nữ đảm trong việc nội trợ mà còn biết  vượt lên hoàn cảnh để làm ăn, phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm cho hàng 100  phụ nữ khác. Một trong số đó là giáo dân Phạm Thị Ngân ngụ ấp Quảng Phát – xã Quảng Tiến – Trảng Bom – Đồng Nai với mô  hình làm mây tre đan xuất khẩu cho thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm.

Cách đây 20 năm, chị Ngân  lập gia đình, do hoàn cảnh nhà chồng khó khăn, chỉ sau  3 tháng vợ chồng chị ra ở riêng chỉ vẻn vẹn  2 cái nồi và cặp bát đũa. Những ngày đầu cuộc  sống của anh chị hết sức khó khăn, chồng chị phải đi làm thợ hồ còn chị đi làm mướn, cuộc sống vô cùng khó khăn vất vả. Cách đây 10 năm, chị có dịp tiếp cận với một nghề hoàn toàn mới đó là nghề mây tre đan. Ngay từ khi biết đến nghề này chị đã cảm thấy rất phù hợp với mình. Để quyết tâm có được cái nghề, chị phải lên thành phố HCM để học tại một cơ sở mây tre đan xuất khẩu. Sau khi lành nghề cơ sở này có ý định giữ chị lại lâu dài, nhưng làm được một thời gian chị quyết định về nhà  tự sản xuất. Sẵn có mối làm ăn, làm xong chuyến nào chị thuê xe mang đi nhập. Được vài năm sau  nghề đan lát xuất khẩu phát triển mạnh ở tất cả các địa phương, sẵn có tay nghề, cộng với thị trường tiêu thụ, chị đã tự mình phát triển nghề và truyền đạt kinh nghiệm cho nhiều người, nhất là các chị em phụ nữ . Chị Ngân tâm sự:
“ Gia đình tôi trước cũng nghèo lắm, bươn chãi khắp mọi nơi, làm đủ mọi nghề nhưng cuộc sống cứ nghèo mãi. Từ khi làm nghề này, kinh tế gia đình cũng đỡ hơn rất nhiều. Mình chỉ ngồi một chỗ không sợ nắng mưa mà việc làm ổn định. Khi kinh tế gia đình mình ổn định, tôi cũng muốn  giúp đỡ chị em nghèo khác không phải bằng tiền mà giúp họ có  việc làm để thoát nghèo như tôi”
          Trung bình mỗi ngày, cơ sở mây tre đan của chị làm được trên 200 sản phẩm các loại như túi xách tay, giở xách, trang điểm, bàn nghế vv . Mặc dù công việc cũng rất vất vã nhưng có thu nhập nên mọi người ai cũng hăng hái làm việc. Chị Ngân cho biết mỗi công nhân thu nhập một tháng từ 1,5  - 3 triệu đồng  một người. Công nhân làm việc cho cơ sở của chị không cần đến tại cơ sở chính mà  tự lấy  hàng về làm và ăn theo sản phẩm, vì vậy ai cũng có thể làm được. Người thì tranh thủ  buổi trưa hay tối ngồi làm  thì mỗi tháng cũng được  7 đến 8 trăm ngàn, còn người chuyên làm nghề này mỗi tháng cũng được hơn 3 triệu đồng. Chị Lê Thị Ngọc,  công nhân làm tại cơ sở đan lát ở đây cho biết:
“ Trước đây em cũng có xin việc làm ở mấy nơi nhưng vì hoàn cảnh con bị bệnh nên không làm được. Từ khi chị Ngân nhận vào làm vừa gần nhà , mà thu nhập cũng đỡ. Nếu không đến cơ sở làm mình có thể mang về nhà  vừa trông được con lại vừa tranh thủ làm việc.”.
          Theo chị Ngân cho biết, vài năm trước ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên nhiều lô hàng có bị đọng lại do không xuất sang các nước được, nhưng thời điểm hiện nay đầu ra cho sản phẩm rất thuận tiện. Mặt hàng sản xuất ra đều có nơi tiêu thụ.
Nhận xét về mô hình làm ăn của hội viên phụ nữ, Chị Nguyễn Thị Yến, phó chủ tịch hội  phụ nữ xã Quảng Tiến cho biết:
“  hội viên  phụ nữ xã Quảng Tiến không chỉ biết đến chị Ngân ở  lĩnh vực kinh doanh bằng nghề tiểu thủ công mỹ nghệ với thu nhập khá, tạo việc làm ổn định cho khoảng 60 lao động trong và ngoài địa phương mà người ta còn ngưỡng mộ  chị vì  đã biết nuôi dạy con  cái  ngoan ngoãn, học giỏi. Hiện cháu thứ  nhất đang học trường đại học kinh tế TP HCM, cháu thứ 2 là học sinh giỏi của trường Thống Nhất A”.
          Với thu nhập mỗi năm hơn 1 trăm triệu đồng trừ chi phí, quả thật với những người phụ nữ nông thôn là một bước đột phá lớn mà dễ ai làm được. Hy vọng trong thời gian tới, nghề mây tre đan không chỉ bó hẹp ở phạm vi gia đình mà còn phát triển hơn nữa. Góp phần thúc đẩy kinh tế của địa phương phát triển.
Thanh Trà
Thông tin khác:
Vị Linh mục làm tốt công tác xây dựng nông thôn mới (19/12/2013)
Giáo dân ở Tân Mỹ “Sống tốt đời, đẹp đạo” (14/12/2013)
Người đàn ông nhặt đá vá đường (09/11/2013)
Xứ đạo Thạch Hạ (Hà Tĩnh) “xứ đạo an toàn, đoàn kết, văn hóa” (31/10/2013)
Hệ lụy ở một làng chài Công giáo (18/10/2013)
Từ tù nhân trở thành vị linh mục tích cực giúp đỡ người lầm lỡ (09/10/2013)
Chuyển biến trong thực hiện chính sách dân số ở huyện có đông đồng bào Công giáo nhất tỉnh Kiên Giang. (25/09/2013)
Một giáo dân chế tạo thành công máy xử lý rác giá thấp (18/09/2013)
Phú Thọ: Đồng bào Công giáo huyện Thanh Thủy tích cực xây dựng nông thôn mới. (06/09/2013)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log