Tin tức - Hoạt động

PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC TRONG ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Cập nhật lúc 08:28 17/11/2009
Về Công giáo, hiện nay trên địa bàn thành phố có 24 giáo xứ thuộc 3 giáo hạt Đà Nẵng, Hoà Vang và Hội An, khoảng 43.635 giáo dân, chiếm 5,25% số dân toàn thành phố.
Trong những năm qua, người Công giáo thành phố Đà Nẵng đã tham gia thực hiện các phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kêt xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, sống tốt đời đẹp đạo” do Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam phát động, gắn với chương trình “5 không , 3 có” của thành phố và 9 nội dung thi đua xây dựng “giáo xứ, họ đạo tiên tiến, gia đình Công giáo gương mẫu, ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền… bước đầu đã đạt được một số kết quả rất đáng khích lệ.
1. Phong trào từ thiện – nhân đạo
Phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân tộc, các hoạt động bác ái – xã hội của đồng bào Công giáo từ lâu vốn là thế mạnh và đã trở thành phong trào mang tính xã hội sâu rộng. Người Công giáo thành phố luôn phát huy tinh thần thần bác ái Kitô giáo bằng những việc làm thiết thực, cụ thể . Thư chung 2001 của Hội đồng Giám mục Việt Nam chỉ rõ: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào đối với người Công giáo Việt Nam không những là tình cảm tự nhiên phải có mà còn là một đòi hỏi của Phúc âm. Ta phải tiếp tục đồng hành với dân tộc trong tiến trình phát triển xã hội và thăng tiến con người”. Các hoạt động chăm lo người nghèo, người cơ nhỡ bất hạnh, người có hoàn cảnh khó khăn không may mắn trong cuộc sống, người già cô đơn, trẻ mồ côi, khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam, bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS… là những đối tượng và địa chỉ hoạt động bác ái, từ thiện của giới Công giáo thành phố Đà Nẵng, không chỉ dừng lại ở các hoạt động đóng góp vật chất, tổ chức thăm viếng, cứu trợ đến những địa chỉ cần được giúp đỡ, mà hiện còn nhiều cơ sở xã hội khác dành cho người bất hạnh như xây dựng trung tâm khuyết tật Thanh Tâm, thành lập cơ sở hướng nghiệp may thêu, nữ công gia chánh, phòng khám nhân đạo… Có thể ghi nhận các hình thức hoạt động tiêu biểu của giới Công giáo thành phố Đà Nẵng như: Xây dựng 19 nhà nuôi dạy trẻ tại các giáo xứ, do các Dòng tu Thánh Phaolô, Dòng Mến Thánh Giá, Dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng đảm trách. Hàng năm, miễn giảm cho 517 cháu có hoàn cảnh khó khăn với số tiền 491.434.000 đồng. Năm 2008, Tỉnh Dòng Thánh Phao lô Đà Nẵng đã hỗ trợ xe lăn và tặng quà cho các cháu khuyết tật trong chương trình cộng đồng với số tiền 38.000.000 đồng. Mở lớp dạy nghề miễn phí và giới thiệu việc làm cho cho 500 học viên là thanh thiếu niên tại Phú Thượng. Phòng khám bệnh tình thương dòng Thánh Phaolô tại 154 Trần Phú – Đà Nẵng và Trạm xá xã Hoà Sơn (Hoà Vang), trong 5 năm (2004 – 2009), đã khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho 68,455 bệnh nhân, ngoài ra, còn hỗ trợ kinh phí cho các ca mổ đục thuỷ tinh thể, mổ tim cho bệnh nhân nghèo tại Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng với số tiền trên 3,5 tỉ đồng…
Hầu hết các giáo xứ đều có Ban bác ái - xã hội, với nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng; dành sự quan tâm đặc biệt đến trẻ em cơ nhỡ, người già cô đơn, chôn cất người qua đời, cứu trợ bão lụt, ủng hộ quỹ chất độc da cam, duy trì nồi cháo tình thương tại các bệnh viện. Tiêu biểu như giáo xứ Hoà Khánh, Chính Toà, Nội Hoà, Thanh Đức, An Ngãi, Gia Phước, Sơn Trà, Hoà Thuận, v.v...
Tiếp tục triển khai kế hoạch xây dựng nhà đồng tâm cho người nghèo không phân biệt lương giáo, nhất là quan tâm đến các gia đình bị cơn bão số 6 gây thiệt hại nặng nề không có điều kiện làm nhà. Ban Bác ái - xã hội Toà giám mục Đà Nẵng đã xây tặng 500 căn nhà đồng tâm với tổng số tiền trên 10 tỉ đồng, góp phần cùng thành phố hoàn thành chỉ tiêu xoá nhà tạm cho người dân. Từ năm (2004 – 2006), thông qua Hội Chữ thập đỏ các xã, phường, thị trấn, Giám mục Nguyễn Bình Tĩnh đã hỗ trợ kinh phí xây dựng 65 nhà tình thương và ủng hộ tiền khoan 22 giếng cho bà con nghèo có nước sạch sinh hoạt.
Những thành quả về công tác từ thiện - nhân đạo mà đồng bào Công giáo thành phố đã đạt được là niềm tự hào đáng phấn khởi, góp phần cùng đồng bào cả nước khắc phục khó khăn vươn lên thực hiện thắng lợi những mục tiêu kinh tế- xã hội của đất nước.
 
2. Phong trào văn hoá - xã hội
Trong những năm qua, phong trào chăm sóc sức khoẻ cộng đồng được đồng bào Công giáo thành phố quan tâm và đạt được một số kết quả như tích cực tuyền truyền về phòng dịch cúm gia cầm, vệ sinh an toàn thực phẩm; tổchức hiến máu nhân đạo với 629 người trong đó giới trẻ giáo xứ Hoà Khánh có 227 người tình nguyện tham gia.
Công tác giáo dục luôn được quan tâm và trở thành phong trào rộng khắp các giáo xứ, họ đạo của thành phố. Hàng năm, vào ngày 20/11, hầu hết các linh mục quản xứ và Hội đồng mục vụ đều tổ chức gặp mặt các giáo viên Công giáo hiện đang làm công tác giảng dạy tại một số trường trên địa bàn thành phố; nhằm động viên, khích lệ các thầy, cô giáo làm tốt công tác trồng người theo tình thần đạo đức của người Kitô giáo, nhất là thực thi giáo huấn Thư chung năm 2007 của Hội đồng Giám mục Việt Nam về “Giáo dục Kitô giáo, giáo hội hôm nay, xã hội ngày mai”. Hầu hết đồng bào Công giáo ở các quận, huyện đều thành lập quỹ khuyến học, khuyến tài để động viên khuyến khích các em vươn lên học giỏi. Theo thống kê Ban Đoàn kết Công giáo các quận, huyện, số tiền do bà con giáo dân đóng góp vào quỹ khuyến học,khuyến tài trong 5 năm (2004 – 2009) lên đến 1.141.645.000 đồng.
Cùng với cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, sống tốt đời đẹp đạo; phong trào người tốt việc tốt; phong trào thi đua xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá, được giới Công giáo thành phố tích cực hưởng ứng. Theo báo cáo tổng hợp từ cơ sở của Uỷ ban Đoàn kết Công giáo thành phố có trên 95% gia đình Công giáo được công nhận danh hiệu gia đình văn hoá. Nhiều khu dân cư có đồng bào Công giáo được công nhận danh hiệu gia đình văn hoá như khu chung cư Hoà Minh, Cồn Dầu, Hoà Ninh; khu chung cư giáo họ Gioan Baotixita thuộc giáo xứ Gia Phước; khu dân cư số 13 giáo xứ Nhượng Nghĩa; tổ 48, khu dân cư giáo xứ Nội Hà; Khu dân cư Quang Thành thuộc giáo xứ Hoà Khánh quận Liên Chiểu; cơ sở giáo dục văn hoá Dòng Thánh Phaolô Đà Nẵng, v.v…
Việc tham gia xây dựng chính quyền của dân, do dân và vì dân là trách nhiệm của mỗi người. Thư chung năm 2001 của Hội đồng Giám mục Việt nam đã chỉ rõ: “Con người là đối tượng phục vụ mọi chế độ chính trị, xã hội và mọi hoạt động kinh tế, tất cả là để giúp con người được sống và sống dồi dào”. Từng vị uỷ viên Uỷ ban Đoàn kết Công giáo thành phố Đà Nẵng đã làm tốt công tác vận động bà con giáo dân phát huy truyền thống làm chủ chủ của mình, tham gia học tập và thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở sơ sở; chấp hành các quy ước, quy định của địa phương đề ra. Qua các đợt sinh hoạt ở khu dân cư, bà con giáo dân đã đóng góp nhiều ý kiến xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể ngày càng trong sạch vững mạnh.
Xác định vai trò, vị trí, nhiệm vụ của mình, Uỷ ban Đoàn kết Công giáo thành phố đã tích cực hướng dẫn người Công giáo thực hiện phong trào thi đua yêu nước, quan tâm đến quyền lợi vật chất, tinh thần của người Công giáo. Với phương châm hướng phong trào về cơ sở, lấy đơn vị giáo xứ, họ đạo làm địa bàn để triển khai, phát động phong trào thi đua xây dựng giáo xứ, họ đạo tiên tiến, gia đình Công giáo gương mẫu, ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền… gắn liền với chương trình “5 không, 3 có” của thành phố và đặc biệt là 6 nội dung của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động. Ngoài ra, Uỷ ban Đoàn kết Công giáo thành phố còn còn làm tốt công tác tư vấn, giúp đỡ các giáo xứ, dòng tu và bà con giáo dân trong việc thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến cơ sở tôn giáo như việc di dời, giải toả, xây mới các cơ sở tôn giáo theo chủ trương chỉnh trang đô thị của thành phố.

Nhìn lại những kết quả phong trào thi đua yêu nước của đồng bào Công giáo thành phố Đà Nẵng trong những năm qua còn rất khiêm tốn. Nhưng sự hiện diện của người Công giáo trong mọi hoạt động của đời sống xã hội là rất đáng khích lệ, nhằm xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, tạo động lực và góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong những năm tiếp theo./.

Nguyễn Văn Thuyên
Thông tin khác:
Đại hội đại biểu những người công giáo Tp.Cần Thơ (13/11/2009)
Dân Chúa khắp nơi tích cực chuẩn bị đón mừng lễ Khai mạc Năm Thánh 2010 (13/11/2009)
Quảng Ninh: Biểu dương chức sắc, chức việc, giáo dân có thành tích trong phong trào bảo vệ ANTQ (12/11/2009)
Nghệ An: Nâng cao chất lượng phong trào QCBVANTQ trong đồng bào công giáo (10/11/2009)
Người công giáo Thủ đô xây dựng gia đình văn hóa (04/11/2009)
Đã ổn định tình hình về tin đồn Đức Mẹ hiển linh ở giáo xứ Phúc Thành (Đắk Nông) (03/11/2009)
Cái mới trong cách nhìn của Vaticanô II về Giáo hội (CÁI MỚI VẪN CHƯA CŨ) (23/10/2009)
Cái mới trong cách nhìn của Vaticanô II về Giáo hội (NHÃN QUAN CỦA VATICANÔ II) (23/10/2009)
Khuôn mặt nào cho linh mục tương lai ? (23/10/2009)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log