Tin tức - Hoạt động

Quan điểm của Đảng về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Cập nhật lúc 12:27 01/12/2020
Vấn đề đoàn kết, đại đoàn kết toàn dân tộc luôn giữ vị trí đặc biệt quan trọng, nhất quán và xuyên suốt trong cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước từ khi chưa có chính quyền tới khi giành được chính quyền.
Đại đoàn kết toàn dân tộc - di sản vô giá, truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Ảnh: CTV
Đại đoàn kết toàn dân tộc - di sản vô giá, truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Ảnh: CTV
Vấn đề đoàn kết, đại đoàn kết toàn dân tộc luôn giữ vị trí đặc biệt quan trọng, nhất quán và xuyên suốt trong cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước từ khi chưa có chính quyền tới khi giành được chính quyền. Qua các thời kỳ cách mạng, nhận thức, quan điểm của Đảng về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc đã không ngừng được hoàn thiện, bổ sung, phát triển, được khẳng định là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện, có nhiều quan điểm, chủ trương đổi mới đề cập trực tiếp đến vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc như: xác định quan điểm “lấy dân làm gốc”, xử lý các quan hệ lợi ích giữa các giai cấp trong thời kỳ quá độ, xác định các đối tượng đoàn kết, tập hợp trong thời kỳ mới. Đại hội khẳng định phải coi trọng xử lý hài hòa lợi ích giữa các giai cấp và đổi mới chính sách xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội - cơ sở quan trọng đảm bảo đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã khẳng định các quan điểm đổi mới, đồng thời phát triển thêm các vấn đề: thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, mở rộng đối tượng đoàn kết với người Hoa, với công dân tham gia chính quyền và quân đội dưới chế độ cũ, với đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do Đại hội VII thông qua, trong đó có hai bài học kinh nghiệm về vấn đề đoàn kết: (i) Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân…; (ii) Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng xác định đất nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo đó, vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc được xác định bằng các quan điểm, chủ trương: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa được thực hiện bằng sức mạnh của toàn dân, là trách nhiệm của mọi thành phần kinh tế. Phương châm thực hiện là hướng mạnh về cơ sở, thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã bổ sungvà phát triển một số quan điểm mới về đại đoàn kết toàndân tộc: Xác định đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc gắn với phát huy dân chủ trong đời sống xã hội. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy khóa IX về “phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” đã làm rõ thêm đối tượng đoàn kết, cơ chế, phương thức thực hiện, vai trò các chủ thể…
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã phát triển một số luận điểm mới có ý nghĩa bổ sung cho chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc. Đại hội X nhấn mạnh đặc điểm đại đoàn kết toàn dân tộc trong điều kiện xã hội ngày càng phân tầng rõ rệt, sâu sắc; nhấn mạnh đến tầng lớp doanh nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, dân tộc thiểu số, các tôn giáo; bổ sung chức năng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốcViệt Nam. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI khẳng định coi trọng đoàn kết trong Đảng làm hạt nhân cho đại đoàn kết toàn dân tộc; chú trọng đến biến động của các giai tầng, nhất là tạo điều kiện cho doanh nhân phát triển.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng khẳng định: Tiếp tục thể chế hóa và cụ thể hóa các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc; hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát huy vai trò của nhân dân trong việc quyết định những vấn đề lớn của đất nước; bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân…
TH
Thông tin khác:
Hội nghị thường niên Liên hiệp Bề trên Thượng cấp tại Việt Nam năm 2020 (01/12/2020)
Thương nhớ Cù Lao Dung (30/11/2020)
Lên miền đất mưa (26/11/2020)
Giáo phận Kon Tum: Thánh lễ truyền chức linh mục (26/11/2020)
Năm sự sáng trong tràng chuỗi Mân Côi (25/11/2020)
Động viên toàn dân hoàn thành kế hoạch Nhà nước và đổi mới phương thức hoạt động (25/11/2020)
Pho tượng Đức Mẹ bị bão cuốn đi sau 10 năm rồi bão lại mang về (24/11/2020)
Tài nguyên dầu khí Việt Nam (24/11/2020)
Tăng cường đẩy mạnh công tác dân vận - mặt trận (24/11/2020)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log