Tin tức - Hoạt động

Rác thải nhựa và hành động của chúng ta

Cập nhật lúc 07:09 19/11/2021
Rác thải nhựa là một “gánh nặng” nghiêm trọng cho môi trường, vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa. Hưởng ứng nội dung này, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã tổ chức triển khai nhiều hoạt động
Vấn nạn rác thải nhựa

Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo, rác thải nhựa chiếm khoảng từ 50% đến 80% lượng rác thải biển. Hiện Việt Nam là một trong những nước có lượng chất thải xả ra biển nhiều thứ 4 trên thế giới, với khối lượng khoảng từ 0,28 đến 0,73 triệu tấn/năm (tương đương khoảng 6% tổng chất thải nhựa được thải ra biển của thế giới).

Các chuyên gia nhận định nguồn gây ô nhiễm chính liên quan đến chất thải nhựa trên biển ở Việt Nam bao gồm nguồn thải trên đất liền và các nguồn thải trên biển, trong đó có hoạt động du lịch biển.

Việc xã hội lạm dụng sử dụng sản phẩm nhựa, nhất là túi ni-lông khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường. Bình quân mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1 kg túi nilông/tháng, riêng tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn rác thải nhựa và túi ni-lông.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa hiện rất nghiêm trọng, lượng chất thải nhựa hiện vẫn ở mức rất cao. Đây là một “gánh nặng” nghiêm trọng cho môi trường. Mỗi năm, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt là 25 triệu tấn nhưng chỉ có 30% được xử lý đốt hoặc sản xuất phân hữu cơ, hơn 70% chôn lấp trực tiếp. Trong đó, lượng chất thải nhựa và túi ni-lông chiếm khoảng 8%-12%; số lượng rác thải nhựa, túi ni-lông tăng dần theo từng năm.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, những vấn nạn về rác thải nhựa đối với môi trường hiện nay không phải lỗi của các sản phẩm nhựa mà thuộc về cách thức chúng ta sử dụng, thải bỏ các sản phẩm nhựa không đúng cách. Vì vậy, chúng ta cần thay đổi cách ứng xử với nhựa thông qua việc quản lý một cách khoa học, tăng cường tái chế, tái sử dụng các sản phẩm nhựa để kéo dài vòng đời của nhựa, góp phần giảm thiểu việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Chỉ như vậy, chúng ta mới phát huy được hết các tính năng của sản phẩm nhựa, góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
 
Ô nhiễm rác thải nhựa đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Ô nhiễm rác thải nhựa đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Theo Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương, đến năm 2030, Việt Nam sẽ giảm 75% rác thải nhựa đại dương; 100% số ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom; 100% các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni-lông khó phân hủy; 100% các khu bảo tồn không còn rác thải nhựa.

Mặt trận Tổ quốc chung tay chống rác thải nhựa

Trước những thách thức từ rác thải nhựa, năm 2018 Thủ tướng Chính phủ đã kêu gọi toàn xã hội chung tay hành động chống rác thải nhựa vì một Việt Nam trong lành, phát triển bền vững. Người đứng đầu Chính phủ cũng ra Chỉ thị số 33/CT-TTG ngày 20/8/2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa. Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã tổ chức triển khai nhiều hoạt động để chung tay chống rác thải nhựa: Phối hợp cùng các tổ chức thành viên triển khai tuyên truyền, vận động, kêu gọi cán bộ, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân cùng nhau chung tay “chống rác thải nhựa” và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường, qua đó góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường tự nhiên, bảo vệ sức khỏe con người; đưa nội dung “chống rác thải nhựa” vào nội dung chương trình các lớp tập huấn về bảo vệ môi trường cho cán bộ Mặt trận ở các cấp. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã lồng ghép phong trào “chống rác thải nhựa” với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Thực hiện phong trào “chống rác thải nhựa” gắn với xây dựng các mô hình điểm “Khu dân cư bảo vệ môi trường”. Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã chủ trì phối hợp với một số tổ chức thành viên và các cơ quan có liên quan tổ chức giám sát về khai thác tài nguyên, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường tại nhiều tỉnh, thành phố; trong đó có nội dung giám sát việc thực hiện phong trào “chống rác thải nhựa”. Bên cạnh đó, một số chuyên gia đã kiến nghị đưa phong trào này thành một trong những nội dung trọng tâm trong Chương trình “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và chương phối hợp công tác giữa Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Bộ Tài nguyên và Môi trường.
 
Bùi An Luých
Thông tin khác:
Hà Nội: Phong trào "Xứ họ đạo tự quản về an ninh trật tự" sau 2 năm nhìn lại (18/11/2021)
Chủ tịch Đỗ Văn Chiến gửi thư chúc mừng Đại lễ Khai đạo Cao Đài (17/11/2021)
Hân hoan ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thủ đô gió ngàn (17/11/2021)
Cầu nguyện cho đồng bào tử vong vì dịch bệnh COVID -19 (16/11/2021)
Tối 19/11, các tổ chức tôn giáo hưởng ứng lễ tưởng niệm đồng bào bị tử vong vì Covid-19 (16/11/2021)
Chủ tịch Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam chúc mừng Giáo hội Phật giáo Việt Nam (13/11/2021)
Cây hạt điều Việt Nam (16/11/2021)
Tái hiện tranh "Vỏ tương lai" trên mạng xã hội Phật giáo, nhằm lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường (16/11/2021)
Lê Hồng Thiện: Tâm huyết với thơ văn dánh cho thiếu nhi (15/11/2021)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log