Tin tức - Hoạt động

Từ sự thật Thánh Kinh tới sự thật lịch sử

Cập nhật lúc 16:16 08/02/2017
Thánh Kinh là lịch sử ơn Cứu Độ, không phải là pho sử chuyên môn của thế giới, vì Thánh Kinh sử dụng nhiều thể loại văn chương nhưng nhiều nhân vật, địa danh được nói tới trong Thánh Kinh đã mở đường cho những khám phá lịch sử quan trong của thế giới.

(ảnh:TL)

 
1. Thành Troy: Trong sử thi Iliad và Odyssey của Homer thời thượng cổ, thành Troy được nhắc tới như một chiến trường khốc liệt giữa hai lực lượng lớn thời đó: lực lượng tấn công là đoàn quân Hy Lạp dũng mãnh; lực lượng phòng thủ là quân đội tinh nhuệ và kiên cường của vua quan thành Troy. Chiến tranh xảy ra chỉ vì một nàng Helen xinh đẹp tuyệt vời. Câu chuyện xảy ra vào năm 1184 trước Công nguyên. Có nhiều tranh cãi cho rằng đây chỉ là một câu chuyện thần thoại hư cấu và thành Troy cũng không có thật trên bản đồ thế giới, vì cho đến cuối thế kỷ 19 không ai xác định được vị trí thành Troy ở chỗ nào, bởi nó đã bị chôn vùi từ lâu như một phế tích dưới lòng đất.

Eric Cline, moät söû gia kieâm nhaø khaûo coå hoïc taïi Đaïi hoïc George Washington D.C nhaän ñịnh: "Hầu như ai cũng nghĩ câu chuyện trong thiên sử thi Iliad chỉ là huyền thoại, thậm chí có nghi vấn Iliad không phải là tác phẩm của Homer, thế nhưng thành Troy và cuộc chiến thành Troy là có thực, các bằng chứng khảo cổ học và các tư liệu đã chỉ ra rằng cuộc chiến thành Troy đã diễn ra".

Thánh Kinh Tân Ước nói gì về thành Troy?

Trong hành trình truyền giáo thứ hai, sách Công vụ đoạn 16, câu 8-12 đã tường thuật rằng: Thánh Phaolô đã khởi đi từ cảng Xêdarê lên Antiokia ở phía bắc Israel rồi qua phía tây đến Derbe, Lytra, Iconio Antiokia (thuộc Tiểu Á) đến thành Troy, rồi xuống tàu vượt biển sang Philípphê xuống Thessalônica, Beroia, Athêna, Corintô; xuống thuyền về Ephêsô rồi lại xuống thuyền trở về Xêdarê nơi xuất phát. Hành trình thật dài và thật gian lao vất vả để rao giảng Tin Mừng, ngài kể lại: "Khi tôi đến thành Troy rao giảng Tin Mừng Đức Kitô, dù cửa đã mở cho tôi để làm việc Chúa nhưng tôi vẫn không yên lòng vì không gặp được Titô, người anh em của tôi. Tôi từ giã những người ở đó đi Macêđônia" (lời thánh Phaolô trong thư 2Cr 2,12-14).

Có một thương gia người Đức giầu có và say mê khảo cổ, ông Heinrich Schliemann, quyết chí đi tìm cho ra thành Troy và dấu tích con ngựa gỗ. Năm 1870 ông khởi sự cuộc phiêu lưu tìm kiếm. Qua nhiều năm gian khổ, cuối cùng Schliemann đã tìm ra thành Troy. Đó là một khu đồi tại tỉnh Canakkale, miền bắc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Sau Schliemann, nhiều thế hệ khảo cổ học đã đào bới và tìm thấy một thành cổ với rất nhiều niên đại khác nhau. Ngày nay thành Troy là một địa danh không thể thiếu cho khách du lịch đến thăm miền Đoâng Baéc Thoå Nhó Kyø. Du khaùch hoaøn toaøn baát ngờ vì Troy không nằm ở Hy Lạp. Lúc đầu chính Schliemann cũng tưởng Troy nằm ở địa phận Hy Lạp. Đặc biệt thành Troy gồm 9 thành nhỏ được xây dựng gần nhau như các vệ tinh bao quanh một thành phố lớn ở giữa. Phế tích này hầu như chỉ còn vài bức tường và nền gạch cũ, nhưng quy mô của nó làm người ta ngạc nhiên…

m Được trang bị công nghệ kỹ sinh hiện đại, một nhóm các chuyên gia khảo cổ thuộc Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ) quyết định triển khai cuộc thăm dò mới ở một trong những thành cổ nổi tiếng nhất lịch sử.  "Mục tiêu của chúng tôi nhằm tìm kiếm thêm một lớp thông tin mới bổ sung kho dữ liệu mà chúng ta đã biết về Troy", Giáo sư William Aylward nói. Thành cổ bất tử trong trường ca Iliad của Homer ngày nay hiện nằm ở phía tây Thổ Nhĩ Kỳ, và đã được khám phá vào thập niên 1870 nhờ công của nhà tiên phong trong lĩnh vực khảo cổ học người Đức Heinrich Schliemann. Kể từ đó, các nhóm chuyên gia thay phiên nhau khảo sát khu vực này theo định kỳ, nhưng tính đến nay chưa đến 1/5 thành Troy được nghiên cứu. "Kế hoạch của chúng tôi là mở rộng đến khu vực chưa từng được khảo sát, triển khai có hệ thống những công nghệ mới nhằm thu thập thêm nhiều thông tin hơn nữa về những người đã cư trú ở đó cách đây hàng ngàn năm", chuyên gia Aylward cho biết.

Con người đã bắt đầu cư ngụ tại Troy từ buổi đầu của thời đại đồ đồng, nhưng người hiện đại vẫn không biết nhiều về giai đoạn tiền sử của người thành Troy. Và đó cũng là điều mà nhóm của chuyên gia Aylward muốn khám phá. (theo tư liệu của BTV Thụy Miên trong bài "Tái khai quật thành Troy" - Báo Thanh Niên ngày 21/10/2012).

NHẬN ĐỊNH

Đọc Iliad của Homer, người ta có thể nghĩ đây là câu chuyện thần thoại, hư cấu và địa danh Troy có thể không có thật, hơn nữa sự biến mất từ rất lâu của thành Troy do thiên tai, động đất hoặc do sự đổi thay của các triều đại, các thế hệ hoặc điều kiện sinh sống… càng củng cố thêm ý tưởng: Troy không có thật.

Trái lại đọc những đoạn Thánh Kinh Tân Ước nói về thành Troy qua tường thuật của thánh Luca (sách Tông Đồ Công vụ đoạn 16,8-12), và chính lời tâm sự như là hồi ký sống động của thánh Phaolô, một chứng nhân lịch sử (2Cr 2,12-14), mộ ngài, xác ngài còn tại Rôma, mới đây Tòa Thánh đã cho các nhà khoa học được thăm dò, xét nghiệm… không ai có thể nghi ngờ về tính xác thực của thành Troy (vì những đoạn văn trên, tác giả tường thuật theo đúng phong cách của một sử gia chân chính). "Cái áo choàng của tôi đã để lại nhà anh Cácpô ở Troy, thì khi đến, xin anh (Luca) đem theo, cũng như các sách vở, nhất là những cuộn giấy da" (2Tm 4,13).

Theo người viết, các tác giả Eric Cline (đương đại) và thương gia Heinrich Schliemann (thế kỷ 19) chắc chắn đã đọc những đoạn Thánh Kinh nêu trên, vì 95% họ là những tín hữu Tin lành hoặc Công giáo, ngày đêm miệt mài đọc Thánh Kinh, kèm theo nỗi đam mê tìm kiếm, khám phá với óc suy luận sắc bén, và những phương tiện thăm dò hiện đại, họ mới dám quyết chắc Troy có thật sau đó cất công nghiên cứu, tìm tòi, cuối cùng sự thật đã được chứng minh, một thành Troy hoành tráng đã được khai quật và trở thành điểm du lịch hấp dẫn của nước chủ nhà hiện nay - Thổ Nhĩ Kỳ.

2. Thành Jéricho: Jéricho là thành cổ nhất ở xứ Palestin, nằm ở bờ tây sông Jordan, phía bắc biển Chết, cách trung tâm Giêrusalem 24 km về phía đông. Đây cũng là một thành phố thấp nhất thế giới: 260 m dưới mực nước biển, được coi là thành có người cư ngụ sớm nhất thế giới (cách nay 11.000 năm). Khoảng năm 9400 trước Công nguyên, Jéricho đã có 70 nhà ở xếp theo vòng tròn bên trong một bức tường đá rất kiên cố, với những khối đá lớn, có khối cao 3,6m, rộng 1,8m, có một tháp canh và một cầu thang 22 bậc đá…

Jéricho bị đổi chủ nhiều lần do các cuộc xâm lăng triền miên trong lịch sử Trung Đông từ Assyria tới đế quốc Babylon, rồi đế quốc La Mã… Từ năm 659, người Hồi giáo cai trị, cũng năm ấy có trận động đất phá hủy thành. Năm 747, một trận động đất lớn nữa khiến dân chúng rời xa thành. Năm 1187, Thập tự chinh đánh nhau với người Hồi giáo tại đây, Thập tự chinh bị thua, kể từ đó Jéricho trở thành hoang phế, bị bão cát chôn vùi…

Người ta dường như không còn nhớ tới tên thành Jéricho nữa, nhiều người cho rằng thành Jéricho không có thật… thế nhưng từ năm 1867-1868, Charles Warren đã khai quật lần đầu tiên ở địa điểm có tên Tell-As-Sultan và đã phát hiện nền móng của thành phố. Năm 1907-1909-1911 Ernst Sellin và Carl Watzinger tiếp tục khai quật thêm. Tới năm 1930-1936 đến lượt nhà khảo cổ John Garstand đào bới tiếp. Những cuộc khai quật khác vẫn tiếp tục chung quanh địa danh này. Vào các năm 1952, 1958 và 1997 vẫn còn khai quật.

NHẬN ĐỊNH

Một điều rõ ràng ai cũng nhận thấy khi đọc Thánh Kinh, đó là: những địa danh được nhắc tới trong Thánh Kinh bằng lối văn lịch sử thì đều có thật: Các vua La Mã được nhắc tới, các toàn quyền La Mã được kể tên như Augustô, Quiriniô, Philatô… Các địa danh như thành Ur, Ramses, Jéricho… các thành phố, hải cảng mà thánh Phaolô đã đi qua trong ba cuộc hành trình truyền giáo và một hải trình về Rôma để chịu xử chém… tất cả đều có thật trên bản đồ thế giới, cho dù có những nơi bị hoang phế hoặc thiên tai chôn vùi, hoặc do các cuộc xâm lăng đổi chủ, rồi đổi tên luôn, nhưng cuối cùng vẫn tìm được gốc gác cội nguồn như thành Troy và Jéricho chẳng hạn. Về thành Jéricho, Kinh Thánh đã nói rất rõ:

- Chiếm thành Jéricho: "Jéricho đóng kín cổng thành, nội bất xuất, ngoại bất nhập, phòng thủ chống lại con cái Ixraen… Bấy giờ dân hò reo xung trận và người ta rúc tù và, vừa nghe tiếng tù và, dân hò reo xung trận và tường thành sụp đổ tại chỗ…" (Gs 6,1-21).

- Jéricho được chia cho chi tộc Benjamin: "Các thành của chi tộc Benjamin như sau: Jéricho, Bet, Khoocla, Emec, Cơvit…" (Gs 18,21).

Kinh Thánh Cựu Ước còn nhắc nhiều lần tới Jéricho…

Trong Tân Ước:

- "Khi Đức Giêsu gần đến Jéricho, có một người mù đang ngồi ăn xin nơi vệ đường…" (Lc 18,35-43).

- "Sau khi vào thành Jéricho, Đức Giêsu đi ngang qua thành phố ấy, ở đấy có một người tên là Dakêu… đón rước Người vào nhà…" (Lc 19,1-11).

- Dụ ngôn người Samari nhân hậu: "Một người kia từ  Giêrusalem xuống Jéricho, dọc đường bị rơi vào tay bọn cướp…" (Lc 10,29-37).

Ngày nay, Jéricho là một điểm du lịch nổi tiếng với đặc sản là cây cọ và chà là, một địa danh không thể thiếu được trong các "tua" hành hương Đất Thánh. (Tư liệu từ Wikipedia trên Internet)

 
Tân Sa Châu, 28/12/2016
LM. Giuse Nguyễn Hữu Triết
Thông tin khác:
Bước tiến mới của nhà nước pháp quyền về tôn giáo (08/02/2017)
Đảng, Chính quyền và các tôn giáo đến thăm và chúc tết cho nhauNăm Đinh Dậu (2017) (08/02/2017)
Mùa xuân khích lệ người (07/02/2017)
Phong trào thi đua yêu nước có bước phát triển mới (07/02/2017)
Diễn Châu vào xuân mới (06/02/2017)
ĐẠO HIẾU NGÀY XUÂN của người Công giáo (06/02/2017)
Quê hương và những kỉ niệm mùa xuân (02/02/2017)
Xuân trên đảo Sơn Ca (02/02/2017)
TẾT KHÁNG CHIẾN ĐẦU TIÊN của BÁC HỒ (23/01/2017)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log