Văn hóa nghệ thuật

Bát bửu trong các đạo và đạo Công giáo

Cập nhật lúc 21:14 28/10/2010

 

Bát bửu cổ đồ:
Chơi cổ đồ theo nhà sưu tầm Vương Hồng Sển là một nghệ thuật, tìm những vật gì lạ mắt, không ai có như bàn gỗ quý, tranh xưa, gốc cây kỳ quái...
 Bát bửu cổ đồ gồm có:
1. Một hạt trân châu tượng trưng cho việc ban tặng một điều ước.
2. Một đồng tiền tượng trưng cho sự thịnh vượng.
3. Một hình trám theo nghĩa cổ biểu tượng của chiến thắng.
4. Một bộ sách biểu tượng của học vấn.
5. Một chiếc gương (hình thoi đặc) biểu tượng của hạnh phúc lứa đôi bền vững và là vật khắc tinh với những thế lực đen tối.
6. Một khánh ngọc biểu tượng của sự ngay thẳng, trong sáng, trung thực. Nếu đi một mình thì đây là biểu tượng của hỷ sự.
7. Hai chén sừng tê giác: biểu tượng của hạnh phúc.
8. Lá cây ngải biểu tượng của may mắn và sức khỏe.
 
 
Minh họa: Đĩa Khang Hy vẽ bát bửu cổ đồ và đề tài quan tước.
Ảnh: Covatviet.com
Bát bửu của Lão giáo:
Bát bửu của Lão giáo là tám vật báu của Bát Tiên. Trang trí Bát bửu Lão giáo không xuất hiện trước đời Nguyên.
1. Bầu thuốc của Lý Thiết Quải
2. Cây phất chủ của Hớn Chung Ly, người đứng đầu của Tám vị tiên. Biểu tượng của sự bất tử.
3. Giỏ hoa lam của Hàn Tương Tử
4. Chiếc trống tre của Trương Quả Lão biểu tượng của sự trường thọ.
5. Hoa sen của Hà Tiên Cô.
6. Thủ quyển ngọc (ngọc quyển) của Tào Quốc Cựu
7. Ống tiêu của Lữ Đồng Tân
8. Ngọc bảng của Lam Thái Hòa
 
 Tác giả và bộ Bát bửu Công giáo
 
Bát bửu Phật giáo
Bát bửu Phật giáo xuất hiện nhiều trong các đồ gốm Nguyên. Thứ tự xuất hiện của nó bắt đầu không theo trật tự kể từ thời Vĩnh Lạc (nhà Minh) trở đi. Đến thời kỳ Vạn Lịch cho tới Thanh, thứ tự Bát bửu Phật giáo như sau:
1. Luân (bánh xe lửa)
2. Loa ốc.
3. Tán
4. Trướng
5. Hoa sen
6. Bình
7. Song ngư
8. Sợi dây liên hoàn
Và Bát bửu Công giáo:
Đến nay trong giới học giả và các các đấng bậc trong Đạo khi chiêm ngắm ngôi Nhà thờ đá và quần thể Nhà thờ đá Phát Diệm đều còn bàng hoàng trước tinh thần đổi mới, hội nhập... vượt bậc của cha Sáu- người thiết kế công trình ấy. Như chạm con trâu trong văn hóa nông nghiệp vào bức cuối, song cửa là những gióng trúc rất gần gũi... để cho đạo dễ đi vào đời, đời tiếp nhận đạo nhẹ nhàng, tự giác; trái lại, kể cả sau này, nhiều nhà truyền giáo đã vô tình hay cố ý phạm phải đó là sự khô cứng, máy móc và có khi bắt ép văn hóa bản địa theo văn hóa đạo để rồi cuối cùng số người đang theo đạo giảm sút, khi chưa nói tới không thể để người mới tin và theo. Sự thắng lợi rất lớn của Công đồng Vatincan II (1962-1965) đã kiểm điểm và nhận ra (đại ý) là công cuộc truyền giáo chỉ gặt hái được khi thích nghi, hòa quyện hay có phần giao thoa văn hóa đạo với văn hóa bản địa; và quả nhiên, sau khi áp dụng tinh thần đó, đạo Công giáo mới tránh được nguy cơ khủng hoảng, giảm sút, lấy lại cơ hội triển nở, kể cả tại Việt Nam... Xin trở lại đề tài bát bửu trong Đạo, bạn đã bắt gặp ở đâu, gồm những món gì, ra đời từ năm nào? Xin thưa, ra đời từ năm nào thì chúng tôi chưa dám kết luận, nhưng ở hai giáo phận ngoài Bắc là Bùi Chu và Thái Bình, đặc biệt là Thái Bình nằm rải rác đâu đó trong một số xứ họ hiện nay vẫn tồn tại bộ bát bửu Công giáo, được cha ông ta làm bằng gỗ, sơn son- thiếp vàng.. Nếu như số lượng bát bửu trong các đạo khác và đúng như tên gọi –bát- tức là tám món thì bát bửu của đạo Công giáo cũng có cùng số lượng; tuy nhiên hình ảnh là khác nhau, bát bửu Công giáo mang ý nghĩa riêng của người Công giáo. Bộ bát bửu chúng tôi ghi nhận được tại một cửa hàng đồ cổ 125 Nghi Tàm- Hà Nội của anh Gio-Kim Nguyễn Văn Bao gồm (xem ảnh):
1. Mặt Nhật;
2. Chén Lễ;
3. Chiên Chúa, cây Thánh giá, và quyể Kinh Thánh (chạm lồng lên nhau);
4. Cây thang và búa (trong tháo đinh Chúa);
5. Trái tim Chúa;
6. Mào gai;
7. Cây kéo, giáo mác, bút lông và cây gậy (cũng chạm lồng lên nhau);
Và hình ảnh con Đềnh đềnh đang nhỏ máu mình ra nuôi những đứa con.
Vũ Thành Nam
Thông tin khác:
LỄ PHÉP (13/10/2010)
CHÚA GỌI CON (04/10/2010)
Tân Bề Trên cả Dòng Đa Minh muốn làm đầy tớ trợ giúp cho việc hiệp nhất giữa tất cả mọi anh em (13/09/2010)
GƯƠNG SÁNG NHƯ VÌ SAO (24/08/2010)
Nhà thờ Cam Ly (Lâm Đồng) (25/07/2010)
IV. CẢM TƯỞNG (25/07/2010)
LONG HÒA QUÊ TÔI VẪY GỌI (25/07/2010)
ĐỀN KÍNH TAM THÁNH TỬ VÌ ĐẠO QUÊ HƯƠNG GIÁO XỨ QUẦN CỐNG – GP. BÙI CHU (11/07/2010)
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO VỚI VĂN HOÁ VIỆT (02/07/2010)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log