Văn hóa nghệ thuật

Nghê theo chức năng sử dụng

Cập nhật lúc 15:47 27/03/2018
Nghê gỗ phóng tác theo nguyên mẫu Nghê thế kỷ thứ 16 được sơn son thết vàng. Ảnh: Trần Lê
Nghê gỗ phóng tác theo nguyên mẫu Nghê thế kỷ thứ 16 được sơn son thết vàng. Ảnh: Trần Lê
Mẫu tượng nghê gốc bằng gỗ có niên đại thế kỷ 17 tại đền thờ vua Lê Thánh Tông (Thọ Xuân, Thanh Hóa), trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Ảnh: Mai Anh
Mẫu tượng nghê gốc bằng gỗ có niên đại thế kỷ 17 tại đền thờ vua Lê Thánh Tông (Thọ Xuân, Thanh Hóa), trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Ảnh: Mai Anh
Bộ lư hương bằng gốm và đôi nghê gỗ thế kỷ XIX. Ảnh: PV
Bộ lư hương bằng gốm và đôi nghê gỗ thế kỷ XIX. Ảnh: PV













Trong văn hóa Ấn Độ, sư tử (simhamukha) là linh vật đại điện cho sức mạnh của tự nhiên có mặt trong các huyền thoại và biểu hiện của nghệ thuật tạo hình Hindu từ hàng nghìn năm trước khi được vua Asoka (A Dục đế - triều Maurya) đưa vào làm biểu tượng trọng tâm của “cột kinh Asoka.” Khi Phật giáo truyền bá sang Trung Hoa biểu tượng này trở thành một biểu tượng sức mạnh trong Phật giáo Trung Hoa bên cạnh vai trò là một con vật “bảo vệ” (guardian) trong nghệ thuật lăng mộ Trung Hoa. Sự uy nghi và đầy vẻ “nạt nộ” này là một nét đặc trưng của sư tử trong văn hóa Trung Hoa để thể hiện sức mạnh của nó. “Ở thời điểm hoàng kim nhất của Phật giáo ở Trung Hoa, những tượng sư tử đá to lớn không phải ở các chùa chiền, đền tháp mà chủ yếu ở các lăng mộ hoàng gia. Theo thống kê của nhà nghiên cứu Li Zhigang (2011) trong cuốn Nghệ thuật điêu khắc sư tử đá Trung Hoa tại lăng miếu hoàng gia từ thời Sơ Đường cho đến Vãn Đường còn lưu giữ đến nay có tổng cộng 76 bức tượng sư tử đá.” Trong khi đó, biểu tượng Nghê hầu như chỉ mang chức năng trang trí và hoàn toàn không có “hình thức dữ dằn, gân guốc với dáng vẻ đe dọa.” Những con Nghê chầu vào nhau không có vẻ quyền uy, dọa nạt mà tạo nên vẻ thân thiện, gần gũi, đúng như chức năng “trông nhà” và “hầu chủ” của chó. Đây cũng là lý do để các nhà nghiên cứu ở Việt Nam đặt mối liên hệ giữa Nghê và chó dựa trên chức năng căn bản của chúng hơn là những ảnh hưởng từ một linh vật ngoại nhập như sư tử.
Chậu cảnh hình nghê, đất nung, thế kỷ XIX, hiện vật Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Ảnh: PV
Chậu cảnh hình nghê, đất nung, thế kỷ XIX, hiện vật Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Ảnh: PV
Thông tin khác:
Nghê theo vị trí đặt (19/03/2018)
Nhà thờ Basilique Saint - Semin (09/03/2018)
Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam con tim của Tổng giáo phận Huế (09/03/2018)
Hai bảo tàng đặc sắc ở thành phố Hồ Chí Minh (09/03/2018)
Chiến thắng mọi cơn cám dỗ (07/03/2018)
Nghê theo hình thức biểu hiện (06/03/2018)
Đèo Hải Vân và Đèo Cả (06/03/2018)
Chuyện về nhà thờ Đức Bà Sài Gòn (05/03/2018)
Bệnh của anh biến khỏi (02/03/2018)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log