Mẹ của ông là một tín hữu Công giáo nhiệt thành nhưng cha ông, ông Putricius lại là người ngoại giáo. Để khỏi phải chứng kiến cuộc lôi kéo của cha mẹ đi theo tôn giáo của họ, ông chọn cho mình một giáo phái Mani (Manichaenism). Đây là điều khủng khiếp đối với mẹ ông.
Thời trai trẻ, ông bị cuốn vào cuộc sống buông thả, phóng túng. Ông cũng đi theo một cô nhân tình trẻ và có một con trai. Ông đặt tên cho đứa bé là Adeodatus (Thiên Ân). Ông theo học triết học và nghệ thuật hùng biện rồi tìm đến Rôma- nơi có nhiều nhà hùng biện giỏi lúc bấy giờ. Được sự giới thiệu của Symachus- quan trấn thủ Rôma, ông kiếm được việc làm vào cuối năm 384. Bước vào tuổi 30, ông đã giữ ghế giáo sư hàn lâm danh giá trong thế giới Latinh nhưng cũng chịu nhiều áp lực chốn quan trường. Có lần nhận được lệnh đi diễn thuyết cho hoàng đế nghe, khi đi xe qua chỗ người hành khất say xỉn nằm bên đường, ông than thở rằng, cuộc sống của ông còn nặng những lo âu hơn cả người hành khất khốn khổ này.
Bà Monica- mẹ ông luôn thúc ép ông quay trở về đạo Công giáo nhưng không kết quả. Chính thày ông là Đức Giám mục Ambrosiô - nhà hùng biện đại tài đã ảnh hưởng đến tôn giáo của ông. Những bài giảng của Đức Giám mục Ambrosiô đã khiến ông từ bỏ đạo Mani quay sang thuyết tân Platon. Khi mẹ ông đến thu xếp cuộc hôn nhân của ông với cô nhân tình cũ. Trong thời gian chờ đợi cô nhân tình đủ tuổi kết hôn, ông lại cuốn vào cuộc tình mới nhưng bị đổ vỡ và ông rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Năm 386, ông quyết định gia nhập Kitô giáo.
Ông cũng quyết định chấm dứt việc kết hôn và nguyện dâng hiến cả cuộc đời mình để phục vụ Thiên Chúa. Ông thôi giảng dạy và nghề hùng biện để có thời gian truyền giáo. Ông kể rằng, lúc khi ông bị khủng hoảng, ông trốn trong phòng kín thì nghe tiếng vọng: hãy tìm sự cứu rỗi trong Kinh Thánh. Ông tìm cuốn Kinh Thánh và mở ra đúng vào đoạn thư Phaolô gửi tín hữu Rôma: “Hãy sống đứng đắn như bước đi giữa ban ngày. Đừng truy hoan, say sưa, đồi bại vô độ, xung đột và ghen ghét nhưng hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô (Rm 13, 14). Ông đã xin Rửa tội vào năm 387 do chính Đức Giám mục Ambrosiô thực hiện. Năm 388, mẹ ông qua đời nhưng rất sung sướng vì ông đã gia nhập đạo. Đứa con trai của ông cũng mắc bệnh hiểm nghèo và qua đời. Ông sống cô đơn vì không có người thân thích bên cạnh nữa.
Năm 394, ông được truyền chức linh mục và trở thành nhà truyền giáo nổi tiếng. Ông để lại chừng 500 bài giảng. Năm 396, ông được phong chức Giám mục thành Sappro. Ông qua đời ngày 28/3/430 như một tu sĩ khổ hạnh. Ông để lại 252 cuốn sách về Thiên Chúa, Chúa Ba Ngôi… và trở thành kho tàng tuyệt vời trong việc đào tạo các nhà truyền giáo. Năm 1303, Đức Giáo hoàng Bonifacio đã phong thánh cho ông.
Thánh nhân đã có rất nhiều nhà thờ được xây cất để tôn kính nhưng nổi tiếng nhất là nhà thờ St. Augustinô ở quận 8 Paris, Pháp. Nhà thờ này được xây dựng năm 1860 và hoàn thành năm 1871. Kiến trúc sư Victor Baltard thiết kế công trình này theo sự kết hợp giữa phong cách Tascar Gotich và Romanesque. Nhà thờ dài 120m, mái vòm cao 80m. Trên mái vòm cao có Thánh giá kiêm luôn cột thu lôi. Nhà thờ có trưng bày tượng 12 thánh Tông đồ và 4 nhà truyền giáo. Các pho tượng này rất tinh xảo và nghệ thuật tạo hình đầy ấn tượng. Lòng nhà thờ rất cao nên người tín hữu bước vào nhà thờ khi ngước lên bàn thờ thấy mình nhỏ bé trước Chúa và muốn quỳ xuống cầu nguyện.