Gương điển hình

Có một người con Công giáo như thế!

Cập nhật lúc 13:45 08/01/2011

Nhận kỷ niệm chương của TW MTTQVN thành tích 15 năm làm Trưởng Ban công tác Mặt trận khu dân

 

 
Gạch nối Nhà nước và Nhà thờ để lo cho dân:
Hiện ông Giuse Trúc làm Bí thư chi bộ, kiêm Trưởng Ban công tác Mặt trận khu dân cư Công giáo toàn tòng, thôn Yên Phú, xã Liên Minh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh (đó cũng là giáo họ Yên Phú, giáo xứ Thọ Ninh, giáo phận Vinh), có 185 hộ, và là giáo họ có nhiều đóng góp Ơn gọi vào thành tích hơn 70 linh mục, tu sỹ trong toàn giáo xứ. Thôn được Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim ký tặng Bằng khen khu dân cư tiên tiến xuất sắc năm 2009. Những năm trước đây, bên cạnh những yếu tố thuận lợi thì cũng xuất hiện nhiều yếu tố bất lợi cho công tác quần chúng đoàn kết dân tộc, thực hiện chủ trương của Đảng, Pháp luật của nhà nước. Ông Trúc vào Đảng rất muộn vì những lý do tế nhị, nhưng nhờ có cái cốt trưởng thành từ người lính bộ độ cụ Hồ nên ông Trúc sớm biết phân biệt và tôn trọng trong hai công việc giữa đạo và đời. Khoan hãy nói hoàn cảnh ông vào Đảng và vào Đảng đã ở tuổi bao nhiêu, giờ hãy xem công việc Bí thư chi bộ thôn ông đang làm:
Tai nghe, miệng nói, chân đi, tay làm và chỉ muốn làm lợi cho nhân dân. Ông Trúc lặn lội sang xã bạn xin 5 mẫu ruộng bỏ hoang, ông thuê máy bơm, máy cày, bừa làm hoàn chỉnh giao lại cho hội viên và một số lao động trong dân chăm bón và bảo quản, mỗi năm thu hoạch được 20 tấn lúa về cho thôn xóm; trong thôn có 2 gia đình hội viên CCB nghèo, gặp khó khăn đang ở nhà tranh tre vách nát, vì tình thương đồng đội ở chiến trường sống chết có nhau, về địa phương san cơm sẻ áo giúp nhau trên tinh thần lẫn vật chất. Ông Trúc đến vận động chặt cây trong vườn làm cầu phong mèn, ông Trúc giúp cho gia đình 3.200 viên ngói để xoá nhà tranh tre dột nát, không nơi nương tựa nay trở thành ngôi nhà ấm cúng...
Năm 2001 lòng mong ước của bậc làm cha, làm mẹ được có ngôi nhà trong thôn làm nhà dạy trẻ mầm non và nuôi dạy trẻ nhỏ, mơ ước đó đã có thật nếu làm được thủ tục cấp đất, cấp giấy phép, thiết kế xây dựng thì người xa quê hương vấp vốn, lúc ấy ông Trúc đang làm trưởng thôn, mọi thủ tục ông Trúc trực tiếp tìm UBND xã, huyện xin hoàn chỉnh, thành lập ban thiết kết có thành viên Ban hành giáo, trong thời gian 4 tháng hoàn thành nhà học 5 gian.
Ông lãnh đạo chi bộ kết hợp với Ban hành giáo các tổ chức đoàn thể trong giáo họ hàng ngày phát giác các tệ nạn trong dân, nắm rõ bản chất hành động người sai phạm do nguyên nhân nào gây nên, cố tình hay vô ý để biết xử lý kịp thời, giải quyết tại chỗ, không để kéo dài, làm ảnh hưởng đến an ninh thôn xóm. Đến nay thôn Yên Phú an toàn không có người vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội nữa. Hàng tuần được sự giúp đỡ của linh mục quản xứ trong buổi lễ nhắc đi nhắc lại răn đe, nghiêm cấm các việc làm, hành động của giáo dân đã sa vào các tệ nạn xã hội trong giáo họ, giáo xứ nên đã giảm được các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc trong thôn.
 Cấp ủy thôn xóm nêu cao tinh thần học tập pháp luật tôn giáo, Nghị định 22 của Chính phủ, hai bên gắn bó với nhau, vận động nhân dân giáo dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cây con giống mới sưu tầm các mô hình làm ăn có lãi, vận động giúp nhau vay vốn ngân hàng, các hộ có tiền nhàn rỗi, đầu tư các ngành nghề dịch vụ, chăn nuôi xây dựng, đi xuất khẩu lao động nước ngoài, nổi bật nhất là nghề Y học cổ truyền của chị em phụ nữ bán các chợ trong và ngoài huyện. Hàng năm mang lại hiệu quả cao, ngân sách thu về trong dân rất lớn, bộ mặt thôn xóm đổi mới, an ninh chính trị, quốc phòng ổn định, đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc, dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ công bằng văn minh. Hiện, thôn Yên Phú có 200 xe máy, 4 ô tô vận chuyển, 1 máy cưa cỡ lớn, 2 máy xay xát, 1 máy tuốt, 1 máy cày bừa, 100% nhà xây tường lợp ngói, 100% hộ có điện nước, 3 công trình hợp vệ sinh. 95 hộ đạt gia đình văn hóa, 98% hộ có máy nghe nhìn, học sinh tới trường 100%. Hàng năm học sinh đậu đại học năm sau cao hơn năm trước; đường bê tông đã hoàn thành 100%, khôn viên thánh đường rộng rãi tôn nghiêm đẹp đẽ, có 8 bến nước xây tầng cấp cho dân sinh hoạt. Riêng gia đình ông Trúc có 2 ô tô vận chuyển, 1 máy cày bừa cỡ lớn, 1 máy xay xát, 1 máy tuốt, 1 đại lý bán thuốc nam bắc, vợ con và dâu làm nghề Y học cổ truyền... Nay ai về thôn giáo thấy bà con giáo dân biết kính Chúa yêu người, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật.
 
 
Ông Hà Văn Núi- Phó Chủ tịch Ủy ban TW.MTTQVN:
 
 
Trong phong trào thi đua yêu nước của đất nước ta thời vừa qua, có rất nhiều tấm gương tiêu biểu như những bông hoa đẹp trên khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có cả trên lĩnh vực đồng bào dân tộc thiểu số, các tôn giáo trong cả nước, số đó có một tấm gương rất đáng trân trọng đó là tấm gương ông Nguyễn Văn Trúc ở huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh, một người con Công giáo sống trên vùng giáo toàn tòng, thiết tha với Đảng, ông đã trở thành người đảng viên ở  tuổi 67, khi đã trở thành đảng viên chính thức, ông không những phát huy vai trò là Bí thư chi bộ trong việc đào tạo buồi dưỡng thế hệ trẻ phát triển đảng viên, lập nên chi bộ độc lập mà trước đây chỉ có mấy đảng viên sinh hoạt ghép, nhiều năm tham gia trưởng thôn, trưởng ban công tác Mặt trận... dẫn dắt phong trào ở thôn Công giáo toàn tòng trở thành thôn văn hóa nhiều năm liền, giúp thôn từ 30% hộ nghèo nay chỉ còn 10%. Bên cạnh những việc làm như thế ông còn áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất kinh tế hộ gia đình mình, sau khi có kết quả, ông lại nhân rộng để bà con khó khăn cùng thực hiện... Điều đặc biệt ông còn là cầu nối trong mối quan hệ giữa đạo và đời. “Đó là tấm gương hết sức đáng quý trên địa bàn dân cư”- ông Núi nhấn mạnh.
 
Vào Đảng ở tuổi 67, đặc biệt quan tâm phát triển Đảng ở vùng giáo:
 
Ông Trúc phục vụ nhân dân đã lâu, lập được nhiều thành tích trong các phong trào, chủ trương, chính sách của Đảng, chính quyền, MTTQ... ; những năm 2000, nhiều người nghĩ, ông Trúc dầy dạn gió sương chiến trường, về địa phương tiếp tục phục cả mấy chục năm, chắc tuổi Đảng tương đối nhiều? Nhưng không, ông Trúc khi ấy chưa có một năm tuổi Đảng nào cả, ông chỉ là một quần chúng tốt. Lênin nói, có đoạn đại ý: Sẵn sàng đổi một tá đảng viên tồi lấy một quần chúng tốt... Dẫu sao, trong sâu thẳm, ông Trúc vẫn có một niềm tin cùng ước nguyện là sớm được đứng trong hàng ngũ của Đảng; thế nên, năm 2001, năm ông đã ở tuổi 60, một chút nữa thôi thì năm đó đã trở thành năm “bản lề”- năm đánh dấu hay năm tính mốc để năm sau nếu phấn đấu tốt, ông sẽ trở thành đảng viên chính thức của Đảng.
 Nhưng không, năm đó, phía tổ chức cũng đưa ra một vài lý do, trong đó có lý do tuổi ông đã cao; còn phía ông, ông cũng chưa thực thông:
- “Là giáo dân theo đạo Công giáo có quan niệm cho rằng, vào Đảng là bỏ đạo...”- ông Trúc chân thành thừa nhận khi đọc báo cáo tại ĐH thi đua yên nước toàn quốc lần thứ VIII, trước mặt các vị lã đạo Đảng, nhà nước. À, là thế và vì thế nên đến tận năm đó ông vẫn chưa được vào Đảng. Thưa bạn đọc, điều đó không có gì là khó hiểu, vì cho đến tận hôm nay, hôm mà tôi đang hoàn thành bản thảo này thì đâu đó quan niệm như ông Trúc (những năm 2000) cũng không phải là hiếm, thế nên công tác phát triển Đảng trong vùng có đạo là rất hạn chế. Nhân chuyện ông Trúc, tôi nhớ đến một kỉ niệm, cách nay mấy năm, tôi đưa một em sinh viên Báo chí đi thực tế, đúng là “Hậu sinh khả úy” ngoại ngữ, vi tính tôi phải gọi em ấy là thầy, thậm chí cậu còn rất đạo trai..., vì cậu ấy là người có đạo, tôi chọn về vùng đạo ven biển Hải Hậu để chỉ dẫn. Đêm ngủ bên nhau, nằm nghe sóng biển mặn mòi liếm chân đê- bên Thánh đường Văn Lý, nghĩ ngợi điều gì đó, cậu ấy hỏi, anh ơi, anh là đảng viên gốc giáo, có phải khi vào Đảng người ta -bắt- thề bỏ đạo phải không anh...? Tôi ôn tồn trả lời, làm gì có điều đó, trái lại, người đảng viên còn được trang bị lý luận “Tự do tín ngưỡng, tôn giáo” là đằng khác, người đảng viên nào không hiểu được điều đó là đảng viên tồi. Cậu ấy thốt lên: “Lạy Chúa! Thề mà người ta cứ bảo vậy”. Tôi nghiêm giọng, ai bảo hay chính chúng ta bảo nhau... Giờ thì em đó đã trở thành một chủng sinh đang học tại một Đại chủng viện, nghĩa là cuộc đời em ấy nếu đủ Ơn trên ban, sẽ được tận hiến, cuộc đời ở bậc tu trì.
Trở lại chuyện ông Trúc vào Đảng, sau khi gạt bỏ được các lấn cấn, còn thiếu đúng 3 năm nữa là đến tuổi thất thập (nói như ông Đỗ Phủ thời Đường (TQ) “Nhân sinh thất thập cổ lai hy”, đại ý, người xưa nay thất thập tức bảy mươi tuổi thì hiếm)..., lúc này Điều lệ chủ trương của Đảng mở rộng hơn, biết tự nguyện thực hiện cương lĩnh chính trị, điều lệ của đảng, hoạt động trong tổ chức của đảng nhiệt tình, phục vụ nhân dân, phục vụ giai cấp, làm tròn trách nhiệm của người đảng viên là được kết nạp vào Đảng, được tự do tín ngưỡng, được đi dự lễ nhà thờ, được tham gia đóng góp các chủ trương của Ban hành giáo, của linh mục quản xứ... Ông Trúc không còn ngần ngại lo sợ gì nữa, quyết tâm, viết đơn gia nhập, ông Trúc được kết nạp năm 2001 (năm ông 67 tuổi). “Lòng mong ước của tôi nay đã trở thành sự thật”- ông Trúc tự hào thốt lên tại ĐH thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII khiến cả hội trường, gồm cả các vị lãnh đạo Đảng nhà nước, đại biểu cười vang lên vì có một con người chân thành đến thế. Vào Đảng được 2 năm, năm 2003 được bầu làm Bí thư Chi bộ cho đến nay; bản thân ông Trúc đã vận động và thực hiện việc làm kết quả cao, đã thay đổi cuộc sống cho dân ấm no hạnh phúc, điều lệ của Đảng và Điều răn Chúa dạy là đều phải phát triển chung xã hội, vì sự công bằng và hạnh phúc cho nhân dân. Để chứng minh một việc đơn giản Đạo và Đời cùng một mục đích hội tụ hạnh phúc của dân, ông Trúc đã làm thay đổi về nhận thức và suy nghĩ của bà con giáo dân đối với người Công giáo vào Đảng, vì thế hoạt động của một Cấp ủy có tiếng nói cộng đồng giáo dân. Từ năm 2001 đến nay kết nạp được 5 quần chúng giáo dân ưu tú vào Đảng.
...
Ông Trúc vinh dự được tham gia đoàn đại biểu huyện ủy Đức Thọ đi báo công tại Lăng Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 119 năm ngày sinh của Người. và 5 lần tham luận ở Tỉnh và 4 lần đi tham luận ở TW, trong đó có Hội nghị biểu dương điển hình xuất sắc toàn quốc trong đồng bào Công giáo lần II, năm 2006; Đại hội Thi đua CCB toàn quốc lần thứ 4 tại Hà Nội, Đại hội thi đua dân vận khéo toàn quốc tại Hà Nội... Tháng 10 năm 2010 cơn lụt đại hồng thủy đã gây nhiều thiệt hại người và của nhân dân Hà Tĩnh nói chung, xã Liên Minh nói riêng. Bản thân ông Trúc sống với lũ, đã quyên góp người xa quê được số tiền 16 triệu đồng giúp dân vượt qua sóng gió, đau khổ do bão lụt gây ra. Thật trân trọng một Bí thư chi bộ, một Trưởng Ban công tác MT khu dân cư Công giáo như thế!
Vũ Thành Nam
Thông tin khác:
Đảng viên người Công giáo tâm huyết hoạt động phong trào (06/01/2011)
Mỗi người Công giáo Thủ đô là một công dân tốt (21/12/2010)
Nơi trú ngụ của những “thiên thần” bất hạnh (10/12/2010)
MỘT NÔNG DÂN CÔNG GIÁO SÁNG CHẾ MÁY PHÁT ĐIỆN (06/12/2010)
Trở về Ba Làng (30/11/2010)
Giáo dân Vinh Kim tích cực đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội (25/11/2010)
QUÉT RÁC KHÔNG CHỈ LÀM ĐẸP CHO ĐỜI… (19/11/2010)
NHỮNG NGHĨA CỬ CAO ĐẸP CỦA NỮ DOANH NHÂN CÔNG GIÁO (12/11/2010)
Có một người Công an viên Công giáo như thế (08/11/2010)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log