Xã Giang Điền trước đây có truyền thống làm nghề sản xuất pháo, đến năm 1994 khi thủ tướng chính phủ có quyết định cấm sản xuất pháo thì bà con nơi đây đã chuyển đổi sang nghề nuôi heo. Ông Nguyễn Văn Dục cũng không năm ngoài con số đó. Chính từ việc nuôi heo này đã làm môi trường ở đây rất ô nhiễm. Để hạn chế tình trạng này, ông đã tự thiết kế ra hầm Bioga sau đó ông đi tham khảo nhiều nơi và đọc thêm tài liệu về cách xử lý ô nhiễm môi trường từ phân heo. Cũng chính từ khí Bioga này ông đã tận dụng làm khí đốt để đun nấu. Nhận thấy lượng khí đốt thì dư thừa trong khi mỗi tháng gia đình ông phải tốn hơn 3 triệu đồng để dùng điện lưới chạy máy bơm nước để tắm cho trên 1 ngàn con heo, chạy quạt máy…Một lần tình cờ phát hiện một số xe ô tô sử dụng nhiên liệu bằng than, nên ông Dục có ý tưởng dùng khí Bioga cho máy nổ để chạy máy phát điện. Một thời gian dài mày mò cải tiến, từ việc mua động cơ máy nổ và thiết kế thêm các thiết bị khác như Bộ phận phân phối khí; chi tiết đánh lửa; hệ thống tự động ngắt điện khi gặp sự cố; bộ phận giảm âm thanh; giảm khói. Qua nhiều lần thử nghiệm, ông đã thiết kế thành công máy phát điện chạy bằng khí bioga có công suất 10KVA. Ông Nguyễn Văn Dục tâm sự: “Khi mà làm được cái công trình Bioga của cái máy phát điện này là nó 1 cái quan trọng nữa là mình tiết kiệm được một số năng lượng điện của quốc gia .Tức rằng khi đó đất nước mình còn nghèo, còn thiếu điện, thì vào những lúc cao điểm 6 giờ tối mình bật điện, mình thắp sáng cũng là cúp đi một số năng lượng điện của quốc gia là mình tiết kiệm cho nhà nước. Cho nên là cái công trình này và cái ý tưởng này cần phải phát huy ra, nhân rộng ra để cho người nông dân tiếp cận được cái mô hình này và làm cho cái không khí trang trại cũng như là cái khu dân cư nó được trong lành”
Từ khi thiết kế ra máy phát điện đến nay, nó không chỉ phục vụ tắm rửa, nghiền thức ăn cho trên 1 ngàn con heo mà phục vụ cho sinh hoạt như thắp sáng, máy lạnh, máy giặt ....nhất là vào mùa khô, gia đình ông luôn có nguồn điện ổn định dùng cho trang trại mà không lo bị cúp điện. Cũng từ mô hình này đã giảm bớt chi phí cho gia đình hàng trăm triệu đồng và tiết kiểm cho đất nước hàng ngàn KW điện. Không chỉ phục vụ cho gia đình mà hiện nay, đã có nhiều cơ sở chăn nuôi, nhà máy sản xuất bột mỳ trong và ngoài tỉnh đến gia đình ông học hỏi và đặt hàng để sử dụng. Ông Nguyễn Văn Dục cho biết thêm: phương hướng sắp tới của tôi là sẽ mở 1 cơ sở sản xuất máy mang tính quy mô hơn. Tức là người ta có thể sản xuất nhiều loại máy, nhiều chủng loại. Có nghĩa là sản xuất từ loại máy nhỏ có công suất nhỏ đến những loại máy có công suất rất lớn để phục vụ những cái trang trại quy mô. Và tương lai tới đây tôi sẽ, đang nghiên cứu thực hành công trình hầm ga mang tính hiện đại, tức là quy mô lớn để sản xuất ra rất nhiều máy, nhiều chủng loại để phục vụ cho bà con có nhu cầu; để cải tiến được về chăn nuôi cũng như là góp phần tái tạo năng lượng tiết kiện cho quốc gia”
Trong lúc nguồn điện năng đang thiếu hụt từ các công trình thủy điện thì việc nhân rộng mô hình dùng máy phát điện chạy bằng khí Bioga là việc làm cần thiết và nên nhân rộng. Nhằm giảm tiêu thụ điện, hạn chế ô nhiễm môi trường mà còn tăng thu nhập cho mỗi gia đình.
Thanh Trà
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com