Gương điển hình

Hai trạng nguyên đầu tiên

Cập nhật lúc 06:25 30/11/2021
Nguyễn Quan Quang với tướng Mống Cổ. Minh họa: Sĩ Hòa
Nguyễn Quan Quang với tướng Mống Cổ. Minh họa: Sĩ Hòa
Trạng nguyên Nguyễn Quan Quang, một danh thần thời nhà Trần, người xã Tam Sơn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Theo văn bia số 1 tại Văn miếu Bắc Ninh, ông đỗ Trạng Nguyên khoa thi Bính Ngọ năm 1246, đời vua Trần Thái Tông, làm quan đến chức Bộc xạ, tặng hàm Đại Tư Không (chức tướng). Ông được biết nhiều với giai thoại với tư cách là sứ giả Đại Việt đối đáp với tướng Mông Cổ. Theo sách “Văn hiến Kinh Bắc”, sau khi ra làm quan, gặp lúc quân Mông Cổ tiến đến biên giới, chuẩn bị xâm chiếm Đại Việt, vua ra chiếu cử Nguyễn Quan Quang sang thương nghị. Viên tướng Mông Cổ muốn dùng uy để chế áp ông, nhân đi qua ao bèo, bèn vớt một cây bèo lên, nắm gọn trong lòng bàn tay rồi bóp nát. Hiểu ý viên tướng giặc tỏ ý xem thường Đại Việt, ông liền nhặt một hòn đá to, ném xuống giữa ao, bèo dạt ra một khoảng trống, nhưng chỉ giây lát những cánh bèo lại tụ kín mặt ao. Tướng Mông Cổ hiểu người Việt bao giờ cũng đoàn kết toàn dân để bảo vệ giang sơn, nên không dám tiến quân sang ngay. Khi về già, Trạng nguyên Nguyễn Quan Quang mở trường dạy học, sống đời thanh đạm. Nơi ông dạy học về sau dân dựng lên một ngôi chùa gọi là chùa Linh Khánh. Một cây hương đá được tạc vào năm 1697 ghi công đức của ông và tôn vinh ông là “Thành hoàng, Đại vương Phúc thần”. 

Trạng nguyên Nguyễn Hiền (1234-1256) quê huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ông thi đỗ khi mới 13 tuổi, tại khoa thi năm 1247, thời vua Trần Thánh Tông, trở thành trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử khoa cử Việt Nam. Vì còn thiếu niên, nên vua cho ông về quê 3 năm để tu dưỡng thêm. Về sau, ông được bổ nhiệm chức Thượng thư bộ Công. Ông có đi sứ nhà Nguyên vài lần. Cuộc đời ông gắn với nhiều giai thoại. Một lần, sứ nhà Nguyên sang nước ta đưa ra một con ốc xoắn nhờ xâu qua ruột nó một sợi chỉ mảnh. Biết rõ viên sứ muốn thử tài quân dân Đại Việt, Vua bèn truyền cho các quan tìm cách giải đáp, nhưng ai cũng thấy quá khó. Chợt có người mách vua cho người đi hỏi Nguyễn Hiền còn ở quê. Trạng Hiền xui đám trẻ cùng hát: “Tích tịch tang, tích lịch tang / Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng / Bên thì lấy giấy mà bưng/ Bên thì bôi mỡ kiến mừng kiến sang / Tích tịch tang, tích lịch tang!”. Viên quan thuộc lời ấy, nên về kinh đô đối đáp được sứ thần. Từ đó, vua ra lệnh cho quân lính mang mũ mão Trạng Nguyên về tận quê của Nguyễn Hiền mời ông ra giúp nước. Sau khi ông qua đời, vua và dân xây dựng “Đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Hiền” ngay ở quê ông. Tại đây còn lưu giữ bài vị, nhiều sắc phong, câu đối, đại tự… ca ngợi Trạng nguyên Nguyễn Hiền.
 
HẢI VÂN
Thông tin khác:
Tuổi trẻ xã trường sơn làm theo lời Bác (29/11/2021)
Chàng trai 8x Đồng Tháp kiếm bộn tiền nhờ phương pháp thủy canh rau má (27/11/2021)
Thánh Xêxilia, trinh nữ, tử đạo (21/11/2021)
Thánh Phanxicô Xaviê bổn mạng các xứ truyền giáo (19/11/2021)
Bác sĩ trẻ học tập và làm theo lời bác (18/11/2021)
Thánh Giôsaphát, Giám mục tử đạo (17/11/2021)
Tình người trong dịch bệnh (16/11/2021)
Chuyện thôn giáo Bình Yên làm theo lời Bác (14/11/2021)
Người giáo dân có đôi tay kì diệu (13/11/2021)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log