Gương điển hình

Linh mục Vinh

Cập nhật lúc 13:55 08/01/2011

 

Hưởng ứng chương trình xóa đói giảm nghèo và "Ngày vì người nghèo” , nhiều bà con giáo dân họ đạo Kinh Ba, Kinh Nước Lên, U Minh, Khánh Hưng, Sông Đốc tổ chức đánh bắt cá ngoài khơi, các mô hình nuôi tôm, cua, cá đồng và trồng hoa màu, có hộ hằng năm thu nhập vài trăm triệu đông như hộ ông Nguyễn Văn Hiệt, Nguyễn Văn Hiền , Đồng Xuân Hạnh, Trần Văn Nhâm, Vũ Đình Khang, Trần Văn Hinh, Nguyễn Huy Chươn, Văn Công Chi, Lm Trần Văn Thục rất say mê lao động, nuôi trồng, đi hợp đồng mua tôm giống về khuyến khích, động viên và tạo vốn cho bà con nuôi phát triển kinh tế gia đình. Tại họ đạo Quản Long, phường 2, bà con giáo dân đa phần lao động, nghèo, trong đó nhiều gia đình thuê hon đa chở khách… Có người thuê gần 10 năm mà không có đủ tiên mua được xe. Thấy có nhu câu, LM Vinh qui tụ gần 50 anh em thành Tổ Hon đa ôm, đề chính anh em hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau qua việc họp mặt và đóng quỹ vào ngày 15 mỗi tháng. LM tìm nguồn giúp vốn cho anh em mua xe, sau đó mỗi ngày trả góp lại, sau 14 tháng anh em làm chủ chiếc xe. Từ 10 chiếc năm 2005 đến nay đã trên 120 chiếc, trong đó có một số anh em thuộc tôn giáo bạn và có cả anh em dân tộc Khmer nữa. Cũng tại họ đạo Quản Long, có rất nhiều chị em mua bán nhỏ lẻ mà không có hoặc không đủ vốn, LM tìm nguồn hố trợ cho chị em mượn từ 1 đến 2 triệu rồi trả dần . Khởi đầu có 20 Chị vào tháng 3 năm 2009, đến nay con số tăng lên trên 100 Chị em, hiện đang hoạt động và thu hồi vốn rất tốt.
Nhằm giảm bớt sự nhàn rỗi đưa đến những tệ nạn và để tạo nghề cho giới trẻ, họ đạo Ao Kho, Cái Rắn, Sông Đốc và Quản Long đã tồ chức dạy may, đa phần các em học và thực tập trên máy may công nghiệp. Tổng cộng tổ chức được 30 khóa, giúp cho trên 500 em có tay nghề và hiện nay rất nhiều em đi may tại các công ty, xí nghiệp hay tại gia đình, có cuộc sống ổn định.
Từ năm 2003, với nghĩa tình đồng hương Cà Mau, Đức Hồng Y GB Phạm Minh Mẫn vận động giáo dân trong giáo phận TP HCM và các LM trong tỉnh tiếp tục vận động nhiều ân nhân khác giúp đỡ, đến nay các họ đạo Bảo Lộc, Hòa Thành, Quản Long, U Minh, Cái Rắn, Ao Kho, Huyện Sử Tân Lộc, Khánh Hưng và các họ đạo khác trong tỉnh đã cất trên 400 nhà Đại Đoàn kết. Riêng Lm Nguyễn Đức Mười hiện là chánh Sở họ đạo Ao Kho đã giúp cho anh em bệnh phong trên 150 căn, chi phí từ mỗi căn từ 7,8 cho đến 20 triệu đồng.
Để tạo đều kiện cho bà con nghèo thuộc vùng sâu vùng xa có nguồn nước sạch sinh hoạt, nuôi trồng, nhất là phòng trách các mầm bệnh về mắt và đường ruột, các Lm Lê Hiến, Ngô Phúc Hậu, Nguyễn Văn Nam, Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Đức Mười, Nguyễn Văn Lâm, Nguyễn Hoàng Hôn, Nguyễn Văn Ghi đã giúp  cho bà con nghèo trên 810 giếng nước, giá từ 2, 3 đến 3 triệu. Có 4 Lm nổi trội là Lm Mười, Lm Hậu, Lm Hoàng Hôn và Lm Vinh.
 
 
Hưởng ứng phong trào phát triền nông thôn, nhằm tạo điều kiện cho bà con đi lại và nhất là cho các em học sinh đến trường dễ dàng, các Lm kêu gọi ân nhân trong và ngoài nước xây dựng hằng trăm cầu bê tông trị giá mỗi cây từ 30 đến 80 triệu đồng. Đi tiên phong trong công tác này là các Lm Ngô Phúc Hậu, Lê Hiến, Nguyên Văn Vinh, Nguyễn Hoàng Hôn và Phạm Minh Thủy.
Ý thức được tầm quan trọng của sự nghiệp trồng người, các Lm, Tu sĩ và bà con giáo dân tỉnh nhà luôn khẳng định: Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho xã hội, đất nước những con người có đức, có tài và có đủ khả năng trong cương vị lãnh đạo và phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội. Nhờ ý thức được tầm quan trọng này, nên hầu hết các họ đạo có Trường Mẫu giáo tư thục, các điểm giữ trẻ hay các lớp học tình thương, nổi bật là Trường Mẫu giáo tư thục phường 6 và phường 2, TP Cà Mau. Họ đạo Cây Bốm có trường tiểu học dân lập, hoạt động gần 20 năm, hiện sinh hoạt rất tốt. Hàng ngàn em học sinh, sinh viên được hỗ trợ tiền, quần áo, tập vỡ, cặp, ba lô, xe đạp hay đò đưa rước đến trường. Nhiều họ đạo như Ao Kho, Bàu Sen, Cái Rắn, Tân Lộc, Quản Long giúp hàng trăm học bổng cho các em học sinh, sinh viên nghèo, hiếu học. Riêng Tu hội Bác ái Vinh Sơn giúp 300 em học sinh và 30 sinh viên nữ không kể lương giáo từ lớp một đến mãn Đại học, đã được 10 năm và còn đang tiếp tục. Lm Nguyễn Đức Mười hiện giúp học bồng cho 120 em con người phong, trong đó có 12 em Đại học. Ngoài học bồng, Lm Hậu và Lm Vinh còn liên hệ với Chính quyền địa phương xây mới, sửa, nâng cấp trường có sẵn hay lát mới sân trường tạo cho các em có nơi sinh hoạt, vui chơi, tập thể dục...Lm Mười và cộng đoàn Tu sĩ ở Tắc Vân có nhà cho các em học sinh, sinh viên nữ vùng sâu ra ở trọ học tập. Nhờ ý thức và sự hỗ trợ nhiều mặt, nên tuyệt đại đa số con em công giáo được đến trường. Nhiều họ đạo như Kinh Ba, U Minh, Bảo Lộc, Quản Long có hàng trăm sinh viên. Nhiều gia đình có 4,5 con Đại học như Gia đình ông Nguyễn văn Bá, Vũ Đình Ký, Vũ Đình Khắc, Trần Văn Tư, Vũ Văn Hòa, Trần Văn Hinh ở họ đạo Kinh Ba và Kinh Nước Lên.
Để chia sẻ phần nào cảnh thiếu hụt của các gia đình có người già, neo đơn, mồ côi và khuyết tật, không kể lương giáo, hiện nay trên 800 người được trợ cấp từ 5 đến 10 kg gạo mỗi tháng. Ngoài ra trên 20 người mổi tháng được giúp 200.000 đ. Lon gạo tình thương và giúp tiền hằng tháng kéo dài được 5 năm và đang tiếp tục, nhờ đó họ sống vui hơn và giảm bớt gánh nặng cho gia đình, con, cháu.
Các Lm thành viên UBĐKCG tỉnh đã liên hệ các y, bác sĩ ở TP HCM phối hợp với Mặt trận, ngành y tế, hội Chữ Thập Đỏ và Chính quyền địa phương xuống khám mổ mắt, khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho hàng ngàn bệnh nhân nghèo. Cắp trên 150 xe lăn và xe lắc cho người khuyết tật. Linh mục Nguyễn Đức Mười tạo điêu kiện tiền cho bệnh nhân phong chữa lỗ tiểu. Lm Nguyễn Văn Vinh và Nguyễn Hoàng Hôn xin hội Bác Ái Phanxicô giúp mổ tim cho trên 100 ca, bình quân mỗi ca từ 40 đến 70 triệu đồng.
Hiện nay trong tỉnh nhà có hơn 2.000 người khuyết tật. Bên cạnh sự quan tâm, trợ giúp của Đảng, Nhà Nước, Chính quyền, Mặt trận và Đoàn thể các cấp, còn có các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nhưng những số phận kém may mắn cần được sự giúp đỡ vẫn còn nhiều, nhu cầu chưa đáp ứng đủ. Chính vì thế chúng tôi ước mong đóng góp một phần nhỏ công sức của mình vào sự nghiệp chung, để giúp những số phận bất hạnh của các em Câm, điếc và Mồ côi cha lẫn mẹ được hòa nhập vào đời sống cộng đồng bằng chính khả năng của các em, làm vơi bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội. Ước mơ đã trở thành hiện thực, vừa qua, UBND tỉnh đã cấp giấy phép, được Sở LĐTB-XH hướng dẫn, chỉ đạo và các Ban Ngành liên quan hổ trợ, Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật mồ côi Nhân Ái được xây dựng và đã đưa vào hoạt động được một năm, kết quả hết sức khả quan.
Vũ Thành Nam
Thông tin khác:
Có một người con Công giáo như thế! (08/01/2011)
Đảng viên người Công giáo tâm huyết hoạt động phong trào (06/01/2011)
Mỗi người Công giáo Thủ đô là một công dân tốt (21/12/2010)
Nơi trú ngụ của những “thiên thần” bất hạnh (10/12/2010)
MỘT NÔNG DÂN CÔNG GIÁO SÁNG CHẾ MÁY PHÁT ĐIỆN (06/12/2010)
Trở về Ba Làng (30/11/2010)
Giáo dân Vinh Kim tích cực đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội (25/11/2010)
QUÉT RÁC KHÔNG CHỈ LÀM ĐẸP CHO ĐỜI… (19/11/2010)
NHỮNG NGHĨA CỬ CAO ĐẸP CỦA NỮ DOANH NHÂN CÔNG GIÁO (12/11/2010)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log