Gương điển hình

Người Công giáo Ninh Bình tiên phong trong phong trào Hiến Giác Mạc

Cập nhật lúc 09:08 22/09/2012

       Theo thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương, ở Việt Nam có khoảng 300.000 người mù do bệnh lý giác mạc và cứ mỗi năm lại có thêm khoảng 15.000 người bị mù mới. Phương pháp điều trị duy nhất có thể khôi phục một phần thị lực cho những bệnh nhân này là ghép giác mạc. Do vậy, hiến tặng giác mạc là một nghĩa cử cao đẹp, giác mạc là món quà vô giá cho người không may bị mù lòa cho nên không thể quy đổi giác mạc với bất kỳ giá trị nào

 

Theo Bác sĩ Phạm Ngọc Đông- Giám đốc Ngân hàng Mắt, Trưởng Khoa Kết giác mạc (Bệnh viện Mắt Trung ương), cho biết thực hiện dự án “Truyền thông vận động hiến giác mạc”, tính đến tháng 9/2012, Ngân hàng Mắt đã thu nhận được gần 300 giác mạc của 142 người hiến tặng tình nguyện; trong đó Ninh Bình là địa phương dẫn đầu với nghi nhận có số lượng người hiến tặng nhiều nhất (110 người), người đầu tiên hiến tặng là cụ bà Nguyễn Thị Hoa (Cồn Thoi, Kim Sơn), người hiến tặng trẻ nhất là em bé 6 tuổi. Những con số ấy tưởng chừng chỉ là dữ liệu thống kê, nhưng không, đằng sau đó chính là tâm huyết, tình cảm và cả sự hy sinh thầm lặng của những người như ông Nguyễn Ngọc Kiểm. Công tác thuyết phục, vận động người dân tình nguyện hiến tặng giác mạc không đơn giản bởi đây là việc làm rất mới ở nước ta, nhiều người vẫn còn tư duy cũ với quan niệm “chết không toàn thây” nên thường phản đối, cũng có khi từ chính những người thân trong gia đình họ lên tiếng.

Noi gương Đức Kitô và hưởng ứng phong trào Hiến tặng Giác mạc, ông Nguyễn Ngọc Kiểm, người giáo dân giáo xứ Vô Hốt đã đăng ký hiến tặng giác mạc với Ngân hàng mắt Trung ương và tích cực tuyên truyền vận động nhiều người khác cùng tham gia hiến tặng giác mạc. Đến nay, giáo xứ Vô Hốt đã có 25 người xin đăng ký hiến tặng giác mạc, trong đó có 2 người con của ông. Ông xây dựng tiêu chí sống của bản thân: “Kính Chúa và yêu người” với mong muốn đem lại giá trị vật chất và tinh thần cho nhiều người, giúp họ thoát khỏi đói nghèo, đau khổ, làm vơi đi những nỗi buồn hiện hữu, đem lại niềm vui thường nhật và hướng tới tương lai hạnh phúc theo lời Người răn dạy “Yên ủi kẻ âu lo”. Có  người có thể đánh giá về giá trị vật chất của giác mạc, nhưng với ông Kiểm, việc hiến tặng giác mạc thực sự đáp ứng được tâm nguyện của ông và mang ý nghĩa nhân đạo cao cả tự nguyện, không vụ lợi và cũng không chịu áp lực ràng buộc. Vốn mồ côi Cha từ nhỏ, ông sống với Mẹ, được Mẹ tảo tần nuôi dưỡng, tận tình chăm sóc, ân cần dạy bảo từ lời ăn, tiếng nói đến việc làm, cách cư xử ở đời và cả những tư tưởng, giáo lý công giáo. Hàng ngày được đến nhà thờ lắng nghe lời Chúa răn, lớn lên đi học lại được giáo dục và rèn luyện dưới mái trường xã hội chủ nghĩa. Đó là những điều kiện cơ bản ban đầu giúp ông hun đúc ý chí, quyết tâm vượt khó vươn lên trong cuộc sống, yêu thương đồng loại. Ông thấu hiểu và đồng cảm với những cuộc đời bất hạnh, thiếu may mắn trong xã hội. Xuất phát từ suy nghĩ ấy ông đã thực thi lời Chúa bằng việc hiến tặng giác mạc và vận động nhiều người khác cùng làm giống như mình.

Thanh Liên, VPUBĐKCGVN
Thông tin khác:
Người giáo dân giỏi làm kinh tế. (14/09/2012)
Đồng bào Công giáo đạt được bước tiến quan trọng (11/09/2012)
Ban Đoàn kết Công giáo quận 11 Tp HCM nhiệt tâm với việc khám chữa bệnh miễn phí (05/09/2012)
Giáo xứ Phước Tường (Đà Nẵng) với năm học mới (2012-2013) (31/08/2012)
Đồng bào Công giáo góp phần quan trọng vào sự phát triển của địa phương. (23/08/2012)
Đồng bào Công giáo thành phố Vinh khẳng định vai trò xây dựng quê hương (21/08/2012)
Người Công giáo Vĩnh Thạnh coi trọng sự học (19/08/2012)
Ly nông bất ly hương (13/08/2012)
Thanh Thạch khởi sắc (01/08/2012)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log