Gương điển hình

Têrêxa Đỗ Thị Hồng góp phần làm rạng danh một vùng quê Công giáo cần cù, hiếu học

Cập nhật lúc 09:43 19/10/2011

 

Đã ba năm nay, năm nào cũng vậy, cứ đến độ hoa phượng nở- mở ra mùa thi khoa cử “Cửa Khổng sân Trình”, tôi lại chộn rộn xốn xang điện tới lui cho các anh em thủ lĩnh sinh viên Công giáo tham gia tiếp sức mùa thi ở Hà Nội. Trước là để viết về chính anh em, sau nhờ anh em giới thiệu cho những tân sinh viên Công giáo đỗ cao hoặc thủ khoa các trường cao đẳng, đại học… Anh em biết được vì thường (đầu năm) đều có Thánh lễ tạ ơn và trao học bổng do anh em phối hợp với các cha tổ chức…nhưng như lá mùa thu, ít quá, hoặc không có ai đỗ thủ khoa! Năm nay tốt hơn, anh Nguyễn Tiến Đạt (quê Bùi Chu) phụ trách Liên đoàn sinh viên Công giáo đã báo và giới thiệu cho tôi một gương mặt ưng ý như tôi đã… “đặt hàng” trong những năm qua. Têrêxa Đỗ Thị Hồng tên tân sinh viên đỗ “á khoa” của Đại học Y Hà Nội mà anh Đạt thủ lĩnh sinh viên Công giáo giới thiệu cho tôi.
Em Hồng có bố là Tômasô Đỗ Văn Hạnh, sinh năm 1969, mẹ là Maria Đỗ Thị Vân thuộc giáo họ Tây Mỹ, xứ Ninh Mỹ- Bùi Chu do tân Linh mục Quynh đang coi sóc, thuộc đội 6 Hải Giang- Hải Hậu- Nam Định. Hồng sinh năm 1993 trong một gia đình có bốn người con, Hồng là con thứ hai. Năm nay Bề trên ban cho gia đình anh Hạnh bố Hồng hai chữ “song hỷ”, cùng với niềm vui cô con gái tên Hồng một kỳ đỗ cả hai trường đại học danh tiếng tại Thủ đô Hà Nội còn có anh trai của Hồng, anh Đỗ Văn Phúc sinh năm 1992 cũng vừa đỗ Khoa Kiến Trúc- Đại học Xây Dựng (khối V) với số điểm 26,5... Đây sẽ là điểm tựa cho cô con gái thứ ba của anh năm nay đang học lớp 11- một năm học vừa có tính chất bản lề, cốt lõi kiến thức cấp ba để đi tiếp xa hơn, nhất là muốn vào cánh cửa đại học. Hồng đỗ cao trong kỳ thi đại học năm 2011 với số điểm 28,5 (khối B) ngành Bác sỹ Đa khoa- Đại học Y Hà Nội, Hồng ở nông thôn Nam Định diện khu vực II nông thôn được cộng 1,0 điểm như vậy tổng số điểm Hồng có là 29, 5 xếp thứ 12 của khoa (Bác sỹ Đa khoa luôn là khoa có số thí sinh dự thi cao nhất và điểm cũng cao nhất trong nhiều năm qua); điểm chuẩn vào của khoa lấy là 25,0 điểm, Hồng thừa 4,0 điểm.
Bên cạnh thành tích đánh nể của một cô gái quê biển, cùng kì thi này, Hồng còn đỗ thêm một trường đại học khác đó là Học viện Tài chính cũng với số điểm tương đối nể phục 26,5 mà lại là khối A cơ đấy.
Khi được hỏi về thành tích và kinh nghiệm ba năm học cấp III, Hồng khiêm tốn trả lời: Năm lớp 10, em chỉ là học sinh giỏi lớp đại trà. Sang năm lớp 11, em có cố gắng hơn và được nhà trường chọn đi thi học sinh giỏi của tỉnh, năm đó em đã đạt giải Nhì môn Sinh. Năm lớp 12 các thầy cô đã đưa em vào lớp chọn (lớp 12C1 do thầy Vũ Văn Trình làm chủ nhiệm)... Ba năm cấp III đối với em năm nào quan trọng nhất? – tôi hỏi, em trả lời: Năm nào cũng quan trọng, nhưng quan trọng hơn cả là kiến thức năm lớp 11, nếu bị “hổng” kiến thức “năm xương sống” đó coi như hỏng cả cấp, không có cơ sở để tiếp thu mở rộng ở năm sau, nếu muốn học tiếp lên đại học thì không những phải chú ý ngay từ năm lớp 11 mà cả năm lớp 12 cũng phải đặc biệt chú ý… Bên cạnh kinh nghiệm đó, Hồng còn cho biết và đưa ra lời khuyên cho các em thế hệ kế tiếp là phải chơi thể thao. Cụ thể Hồng chọn môn đá cầu và ngày nào cũng giả trí sau những tiết học căng thẳng; Hồng so sánh, tại sao các bạn nam học hành rất nhàn nhã mà vẫn tiếp thu kiến thức xem như “đi trước một bước” so với các bạn gái, chỉ vì các bạn hay chơi thể thao… làm cho đầu óc nhanh nhẹ nhanh nhậy hơn mà thôi.
Ai là người gây ảnh hưởng, khích lệ em trong chuyện học hành? “Có ạ”- Hồng trả lời: Thầy Nguyễn Trung Hiệu- thầy giáo dạy Sinh học của em. Năm em đang học lớp 10 đại chà, thầy đã chủ động gặp em và chọn em vào đội tuyển học Sinh học. Em có hỏi thầy, em học bình thường, thầy chọn nhầm em rồi, thầy trả lời “Tôi chưa chọn nhầm học sinh nào”- Hồng kể và cười rất tươi tỏ ý thán phục thầy Hiệu đã phát hiện và bồi dưỡng em từ năm lớp 10, tạo cho em những bước đi dài, vững chắc đến hôm nay để em bước tiếp vào đời. Bên cạnh thầy Hiệu, Hồng cũng còn được ảnh hưởng tích cực từ nhiều thầy cô khác nhưng phải kể tiếp đến là thầy Trình chủ nhiệm lớp, thầy Trình dạy Toán, phương pháp của thầy rất riêng, “giảng như nói chuyện”, tạo sự thân mật, chuyền tình thương, sự ấm áp từ trái tim thầy đến học trò. Thầy không đao to búa lớn hô hào “phải học, phải học” mà bằng cách đó ai cũng phải chịu khó vươn lên. Chúng em cũng không ngạc nhiên nhiên gì trong một lớp học trường quê mà có đến 44/45 bạn, tính đến giờ này biết được kết quả chính thức đã thi đỗ đại học, có những bạn đố kép đến hai trường. Hồng kể tự hào về những người thầy và cách Hồng và bạn bè chứng minh, thể hiện sự biết ơn công lao dạy dỗ của các thầy cô Trường Hải Hậu A.
Tôi hỏi tiếp em, Học viện Tài chính hiện nay đang rất có giá, là niềm mơ ước của nhiều em học sinh và cả cha mẹ họ, học ở đó ra, sau dễ trở thành các thương gia, chuyên gia tài chính… tại sao em lại chọn ngành y? Em đã lý giải theo cách chọn rất riêng của mình: Bộ phim tâm lý Hàn Quốc ‘Chuyện tình Harvard’ đã tác động mạnh tới em. Diến viên nữ Kim Tea Hee xinh đẹp, đạo đức trong bộ phim này đã để lại trong em nhân cách đáng học, đáng sống. Cô con nhà nghèo nhưng tốt nghiệp ở một trường danh tiếng trên đất Mỹ, cô không chọn đất Mỹ hay về Hàn Quốc quê hương cô để khởi nghiệp; trái lại, cô chọn và tìm cho mình một con đường dấn thân phục vụ, cô học tiếng châu phi, tới đó nâng đỡ, phục vụ những người nghèo, những người có HIV/AIDS, đáy của xã hội… Hơn nữa tên thánh của em là Têrêxa! Em tôn kính và cảm phục mẹ Têrêxa, em chọn ngành y chắc có nhiều cơ hội giúp đỡ người nghèo. “Nhưng trước mắt em sẽ cố gắp học cho tốt đã”. Hồng chủ động kết thúc cuộc nói chuyện và tôi cũng không làm phiền em nữa.
Vũ Thành Nam
Thông tin khác:
“Bản nhạc này là nhịp đập con tim tôi với Tổ quốc” (11/10/2011)
Di nguyện hiến xác của cặp vợ chồng già (26/09/2011)
Giáo họ Đông Phú bứt phá trong phát triển giáo dục (23/09/2011)
THU NHẬP HÀNG TỶ ĐỒNG MỖI NĂM NHỜ TRỒNG BƯỞI (09/09/2011)
Giáo dân Hoàng Văn Ninh hết mình cứu người trong lũ dữ (22/08/2011)
Giáo dân Vĩnh Hòa hưởng ứng các nội dung thi đua yêu nước (08/08/2011)
Ông Hồ Thúc- Tình nguyện viên tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS (04/08/2011)
Quái kiệt mù ở làng biển (04/08/2011)
Gia phố- Xã vùng giáo điển hình về xây dựng Nông thôn mới (25/07/2011)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log