Suy tư - Chia sẻ

Biết mình là đầu mối của sự khôn ngoan

Cập nhật lúc 13:23 01/03/2022
Biết mình là chuyện không dễ? Chắc hẳn chúng ta đã được nghe đâu đó về một triết gia người Hy Lạp tên là Socarates, ông có một câu danh ngôn rằng: “Biết mình là đầu mối của sự khôn ngoan” Thật rõ ràng khi nói chẳng ai gần gũi mình bằng chính bản thân mình. Vậy mà tôi vẫn là một bí ẩn đối với chính tôi. Điều đó được thể hiện rõ hơn trong cuộc sống hiện nay khi chúng ta thích làm những bản trắc nghiệm để biết mình về chỉ số thông minh, về tâm lý, tính tình, tính cách… Thế nhưng để biết mình, chúng ta cần trắc nghiệm bằng cả cuộc đời.

Trong bài Tin Mừng Chúa nhật VIII thường niên Năm C, Chúa Giêsu nói về chuyện biết mình. Tôi thường chỉ thấy cái rác nhỏ trong mắt anh em hơn là thấy cái xà nơi mắt mình, tôi khó chấp nhận những thiếu sót nơi mình. Để hiểu rõ hơn về Tin Mừng theo thánh sử Luca, chúng tìm hiểu qua hai khía cạnh sau: thứ nhất là cái nhìn từ mình tới người xung quanh; và thứ đến ta quay về trở về nơi bản thân mình.

“Sống ở đời phải biết mình là ai đừng lấy bóng đèn soi bóng mình vào tường rồi ảo tưởng mình to và vĩ đại”

Cuộc sống luôn thay đổi mỗi ngày, các cộng nghệ khoa học thay đổi, nền kinh tế cũng phát triển nhanh… và cái mà chúng ta lo nghĩ nhiều nhất đó là con người cũng thay đổi. Thay đổi có làm cho con người sống tốt hơn hay không? Thay đổi giúp con người mở lòng mình ra với mọi người hay không? Tất cả điều đó cũng tuỳ thuộc vào từng cá nhân, giữa cách chọn lựa cuộc sống, giữa cách tương quan với mọi người. Có người họ quá suy nghĩ cho chính mình, có người lại quá quan tâm về người khác. Điểm trước tiên tôi muốn chia sẻ đó là cái nhìn một chiều từ tôi đến người khác. Cái nhìn tích cực và cái nhìn tiêu cực tới người khác

Mẹ Têrêsa có một câu nói cũng rất nổi tiếng về ý tưởng này: “Nếu bạn phán xét người khác, bạn chẳng còn thời gian để yêu thương họ nữa.” Cách suy nghĩ của mỗi cá nhân rất khác biệt và phong phú vì đó Thiên Chúa đã tạo dựng con người có một trí tuệ để phán đoán. Bởi thế, con người thường dùng trí năng của mình để lập luận và đưa ra những hành động đúng đắn. Hơn nữa, con người không chỉ sở hữu một trí năng nhưng còn có trái tim yêu thương vô tận, bởi ngoài lý trí ra con người còn đặt vào những suy nghĩ, quyết định, hành động… của mình cảm xúc nữa. Vì thế, họ thường nhìn người khác bằng hai yếu tố đó là lý trí lẫn con tim. Họ không dừng lại riêng biệt một khả năng nhưng họ kết hợp để giúp họ thăng tiến và tạo mối tương quan tốt hơn. Ngạn ngữ có câu: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” để nhắc nhở nhau phải thận trọng hơn nữa trong cách phát ngôn. Đó cũng chính là lý do phải cẩn thận để có thời gian kết hợp giữa lý trí và con tim. Ở trên mẹ Têrêsa có nhắc chúng ta đừng phán xét người khác vì một khi phán xét người khác chúng ta không có thời gian hay cơ hội để yêu thương họ. Như vật, ở ý tưởng này chúng ta luyện tập cùng nhau kết hợp tốt hai khả năng giữa lý trí và con tim để biết đổi xứ trong tình huynh đệ.

Trái lại, có người dường như không thể tìm ra được đâu là điểm mạnh, là điểm tích cực, sự thăng tiến, sự cố gắng của người khác. Họ chỉ nhìn vào những thất bại của người khác, để rồi họ dùng cách soi mói, chỉ trích, châm biếm người khác. Điều này cho chúng ta biết về thái độ sống của họ, vì như những người có thói xấu dựng chuyện, nói xấu sau lưng của người khác luôn để ý những điểm yếu, những sai lầm của người khác, sợ hãi người đó hơn mình. Họ cũng là những người hèn nhát ích kỉ và không dám đương đầu một cách công bằng, khiến con người đề cao và làm mọi thứ vì bản thân. Như vậy, ý tưởng nhìn người khác theo chiều hướng tiêu cực cũng chính là lúc đang tự hạ thấp phẩm giá của mình.

Sau khi đã đi qua cái nhìn khách quan từ chính mình đến người khác, ta đi về bản thân mình.

“Hãy biết mình” Triết gia Hy Lạp đã rất sáng suốt khi xây dựng nền triết học của mình và ông đã có câu nói thật để đời vì dường như nó nói lên tất cả về triết học của ông. Với Chúa Giêsu “Sao ngươi nhìn cái rác trong mắt anh em, còn cái xà trong chính mắt ngươi thì lại không thấy?” Thật vậy, “Biết mình” là một cụm từ mà bạn có lẽ đã nghe nhiều lần, và thậm chí bạn có thể nghĩ rằng bạn hiểu rõ chính bản thân mình. Tuy nhiên, khi bạn nghiên cứu sâu hơn, bạn sẽ ngạc nhiên trước những gì bạn phát hiện ra. Bạn thậm chí có thể nghĩ rằng, tại một điểm nào đó liệu người mà bạn đang nhìn thấy trước gương thực sự là chính bạn hay không. Nếu bạn hiểu điều này, bạn phải khen ngợi chính mình đi, điều đó có nghĩa là bạn đang bắt đầu biết tự nhận thức.

Tại sao tự nhận thức lại quan trọng vậy? Chúng ta được gì từ điều đó? Nó có đủ để giúp ta có ý thức rằng chúng ta là ai, chúng ta muốn gì, chúng ta cảm nhận được gì và chúng ta có nguồn gốc từ đâu? Bạn cũng có thể bắt đầu hành trình khám phá tự nhận thức của chính bản thân bạn. Như vậy, một khi chúng ta có khả năng nhận thức một cách rõ rệt bản thân mình chúng ta mới có thể cảm thông giới hạn của người khác và đồng cảm cùng họ trong những thất bại hay khó khăn mà họ đang gánh chịu.

Tóm lại, từ hai cách nhìn về người và về mình giúp ta nhận ra rằng giới hạn của của ta. Chúng ta thật mong manh, yếu ớt và nhỏ bé biết dường bao. Chúng ta không thể cứ chỉ sử dụng một khả năng trời ban đó là lý trí hay con tim mà nhận định một vấn đề mà cần phải có sự kết hợp hài hoà để đưa ra hành động của mình. Hơn nữa, chúng ta cũng chân nhận giới hạn bản thân mình, phải tự biết mình để rồi biết cảm thông và sẻ chia cùng người khác trong tình yêu. Để kết thúc tôi xin gửi bạn câu nói của Nick Vujicic “Hãy sống là chính mình, bình thường nhưng không tầm thường”.

Tu sĩ Phêrô Ngô Văn Lượng
 
Thông tin khác:
Tại Lộ Đức, Đức Mẹ ban cho tôi ơn trở về với Chúa (01/03/2022)
Tha thứ cho "kẻ thù" (28/02/2022)
Đức Mẹ khuyên tôi: Hãy vững vàng gắn bó với Chúa Giêsu là Đấng cứu độ duy nhất (28/02/2022)
Đi tìm hạnh phúc (14/02/2022)
Hãy là chứng nhân của sự Chúa cứu độ con (13/02/2022)
Mời gọi loan báo Tin Mừng (10/02/2022)
Sống trong tình hình hiện nay Đức Mẹ khuyên tôi: Hãy bước theo Chúa Giêsu trên đường vác thập giá (09/02/2022)
Để lời Chúa được thực thi (27/01/2022)
Dịp sang năm mới, Đức Mẹ dạy tôi hãy đón nhận sự sống mới do Chúa trao ban (26/01/2022)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log