Tin tức - Hoạt động

Bài ca sông Hồng

Cập nhật lúc 14:48 22/04/2022
Sông Hồng (còn gọi là sông Cái, Nhĩ Hà), tổng chiều dài 1.150 km bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc chảy qua miền Bắc Việt Nam dài 510 km, đổ ra vịnh Bắc Bộ.
Ngã ba nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Ảnh: CTV
Ngã ba nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Ảnh: CTV

Sông Hồng (còn gọi là sông Cái, Nhĩ Hà), tổng chiều dài 1.150 km bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc chảy qua miền Bắc Việt Nam dài 510 km, đổ ra vịnh Bắc Bộ. Đây là dòng sông quan trọng của nền văn hóa lúa nước Việt Nam. Điểm tiếp xúc đầu tiên của sông Hồng với lãnh thổ Việt Nam là tại xã A Mú Sung (huyện Bát Xát, tỉnh Lao Cai), tiếp tục chảy qua các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình… Ở Lào Cai, sông Hồng cao hơn mực nước biển 73m. Đến Yên Bái cách Lào Cai 145 km thì sông chỉ còn ở cao độ 55 m. Giữa hai tỉnh đó là 26 ghềnh thác, nước chảy xiết. Đến Việt Trì, sông không còn cao hơn nhiều mực nước biển nên lưu tốc chậm hẳn lại.  Sông Hồng có lưu lượng nước bình quân hàng nǎm rất lớn, tới 2.640 m³/s (tại cửa sông) với tổng lượng nước chảy qua tới 83,5 tỷ m³, cung cấp cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt của nhiều triệu dân thuộc lưu vực. Đồng bằng sông Hồng với nhiều thành phố và khu công nghiệp quan trọng nằm ở hạ lưu con sông này.            
“Gửi em ở cuối sông Hồng” nhạc phẩm của Thuận Yến phổ thơ của Dương Soái. Sự tình là trong một chuyến lên biên giới sau cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, năm 1980, nhạc sĩ gặp cặp vợ chồng trẻ quê Thái Bình, chồng đang là chiến sĩ chốt ở Bát Xát, Lào Cai vợ lặn lội lên biên giới gặp chồng. Nghe chuyện, nhạc sĩ xúc động, muốn viết một bài hát, nhưng phải đến khi gặp bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” của Dương Soái thì câu chuyện tình yêu trong chiến tranh kia mới ra đời. Nhớ người vợ ở hậu phương, người chiến sĩ bày tỏ lòng mình: “Anh ở biên cương nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt/ Ở nơi anh mùa này con nước lắng phù sa in bóng đôi bờ/ Anh ở biên cương biết rằng em năm ngóng tháng chờ/ cứ chiều chiều ra sông mà gánh nước/ nên ngày ngày cùng bạn bè trên chốt/ anh lại xuống sông Hồng cho thỏa lòng em mong”. Đáp lại, người vợ đầy xao xuyến: “”Em ở phương xa, nghe đài báo gió mùa đông bắc/ Em thương anh nơi chiến hào gặp rét/ Mà em thương anh chiều nay đang đứng gác/ Lo canh giữ đất trời, áo ấm có lành không/ Hỡi anh yêu người chiến sĩ biên phòng”. Kết thúc, hai người cùng chung câu hát: “Anh gửi cho em. Em gửi cho anh. Là tình yêu ta gửi cho nhau”.
 
Hải Vân
Thông tin khác:
Bốn từ khóa dễ nhớ về bảo vệ môi trường (22/04/2022)
Phế liệu giúp phụ nữ giảm nghèo (21/04/2022)
Khu dân cư nông thôn mới kiều mẫu (20/04/2022)
Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Lê Tiến Châu thăm, chúc mừng lễ Phục sinh giáo phận Lạng Sơn- Cao Bằng (19/04/2022)
ĐTC Phanxicô rửa chân cho các tù nhân và nói “Chúa luôn tha thứ” (19/04/2022)
Một trường Công giáo Campuchia nhận giải thưởng về môi trường (19/04/2022)
Sứ điệp Phục Sinh và phép lành Urbi et Orbi (18/04/2022)
Nhớ hai nhạc sĩ Nghệ An tài ba vừa mất (17/04/2022)
Ngắm cổ vật hoàng cung (16/04/2022)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log