Kiệt tác Salvator Mundi. Ảnh: VNN |
Bức tranh có kích thước (45,4cm x 65,6cm). Nhưng không hiểu vì lý do gì, bức tranh lại không nằm trên đất Pháp mà được đưa theo hành lý của hoàng hậu Henrietle Marze, là em gái của vua Loui XIII và đã kết hôn với vua Charles Đệ nhất của Anh vào năm 1625. Bức tranh đã vượt eo biển Manche đến Anh và nằm trong bộ sưu tập của vua Anh từ năm 1649 cho đến đời các con vua kế vị về sau. Đến cuối thế kỷ XVII, bức tranh mất hẳn dấu tích. Đột nhiên năm 1763, một thái tử Hoàng gia rao bán bức tranh này nhưng không có người hồi âm. Bức kiệt tác lại bị lãng quên.
Đầu năm 1900, một nhà sưu tập tranh mua được bức tranh Chúa Cứu thế nhưng lại chú thích đó là tranh của Giovanni Boltraffio- một học trò của Leonardo da Vinci vẽ vào năm 1491. Cho nên bức tranh rớt giá thảm hại. Năm 1958, bức tranh lại được đưa ra đấu giá với giá rẻ như cho là 45 bảng Anh. Hơn 40 năm sau, một số nhà nghiên cứu cho rằng bức tranh Chúa Cứu thế chính là tác phẩm của L. Vinci còn sót lại với 16 tác phẩm danh giá khác. Vì vậy năm 1999, khi tổ chức bán đấu giá, bức tranh đã nhảy vọt lên 325.500 đô la (tương đương 282.000 euro). Song cũng có một số nghi vấn về nghệ thuật của bức tranh. Một số nhà phê bình cho rằng, bức tranh Chúa Cứu thế vẽ áo của Chúa màu xanh, tay phải giơ lên như đang chúc lành, tay trái cầm quả cầu pha lê trong suốt tượng trưng cho trái đất. Có điều lạ là theo nguyên tắc quang học, nếp gấp của áo Chúa Cứu thế phải bị khúc xạ sau quả cầu pha lê. Nhưng không, nếp gấp của áo vẫn y nguyên. Tại sao Leonardo da Vinci là một danh họa nhưng cũng đồng thời là nhà bách khoa trên nhiều lĩnh vực khoa học không thể mắc sai lầm ngớ ngẩn như vậy được. Rồi trên đầu Chúa không có vòng hào quang quen thuộc…Nhưng có nhà phê bình tranh cho rằng, danh họa L.Vinci đã cố ý như thế để người xem không bị hút vào quả cầu mà quên nhân vật chính là Chúa Cứu thế và ông muốn Chúa gần gũi với con người nên không vẽ hào quang. Do đó, để làm rõ thực hư, hai nhà sưu tập tranh có tiếng ở bang Lousiana (Hoa Kỳ) đã tiến hành vệ sinh sạch sẽ lại bức tranh và cho biết nó đã bị phục chế một số lần bởi những “thợ vườn” không có chuyên môn nên đã làm hỏng bức tranh gốc. Họ phải chỉnh sửa lại từ sợi râu, sợi tóc của Chúa Cứu thế suốt 3 năm trời từ năm 2010 đến năm 2013. Nhiều chuyên gia có tiếng về thẩm định tranh trong đó có GS Pietro Marani được bảo tàng National Gallory ở London mời đến. Các chuyên gia phải so sánh mái tóc của Chúa Cứu thế với mái tóc của thánh Gioan Tẩy Giả- một tác phẩm của L. Vinci. Rồi cách pha màu, dùng bút vẽ thứ tự các lớp sơn được phân tích cho thấy bức kiệt tác Chúa Cứu thế đúng là của danh họa L.Vinci.
Bức tranh “Chúa Cứu thế” là cao kỷ lục nhất thế giới cho đến giờ phút này. Ảnh: VNN |
Ngày 15/11/2017, bức tranh Chúa Cứu thế được đưa ra đấu giả. Mức giá khởi điểm là 100 triệu đô la. Bức tranh được bảo vệ nghiêm ngặt, không ai được đến gần. Chi phí tổ chức đấu giá bức tranh lên tới 50 triệu đô la (khoảng hơn 1000 tỷ đồng Việt Nam). Sau 19 phút đấu giá nghẹt thở, giá cứ bị đẩy lên chóng mặt. Mức giá chốt sau ba lần xướng là 450,3 triệu đô la, tương đương hơn 10.200 tỷ đồng Việt Nam. Người đặt giá lại là người ẩn danh. Về sau người ta mới biết đó là vị hoàng tử kế vị Mohammet ben Salmore của Saudi Arabia.
Như vậy giá của bức tranh Chúa Cứu thế là cao kỷ lục nhất thế giới cho đến giờ phút này. Năm 2015, bức “Những người phụ nữ Alger” của danh họa Picasso được đấu với mức 179,4 triệu đô la, đạt kỷ lục cao nhất giá về của một bức tranh. Nhưng nay, bức “Chúa Cứu thế” đã cao gấp gần 3 lần như thế.