Văn hóa nghệ thuật

Ca vang suốt đời

Cập nhật lúc 17:04 25/07/2022
Viết về linh mục Kim Long nhân 50 năm tốt nghiệp M.A trường nhạc Rôma
 
Linh mục nhạc sĩ Phêrô Nguyễn Kim Long - cây đại thụ của nền thánh nhạc Việt Nam.
Linh mục nhạc sĩ Phêrô Nguyễn Kim Long - cây đại thụ của nền thánh nhạc Việt Nam.
Có thể nói không một người tín hữu Công giáo Việt Nam nào lại không từng hát bài Thánh ca “Kinh Hòa Bình”:

 “Lạу Ϲhúa từ nhân, xin cho con biết mến уêu và phụng sự Ϲhúa trong mọi người. Lạу Ϲhúa xin hãу dùng con như khí cụ bình an của Ϲhúa.

Để con đem уêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nới lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm.

Để con đem tin kính vào nơi nghi nan chiếu trông cậу vào nơi thất vọng, để con rọi ánh sáng vào nơi tối tăm đem niềm vui đến chốn u sầu.

Lạу Ϲhúa xin hãу dạу con, tìm an ủi người hơn được người ủi an, tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết, tìm уêu mến người hơn được người mến уêu. Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh, chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân. Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ, chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời.

Ôi thần linh thánh ái xin mở rộng lòng con,xin thương ban xuống những ai lòng đầу thiện chí, ơn an bình”.

Bài Thánh ca bất hủ này là lời kinh của thánh Phanxicô Assidi, được Đức Tổng Giám mục Philiphê Nguyễn Kim Điền phiên dịch ra tiếng Việt Nam, thầy Kim Long đã phổ nhạc vào năm 1960 khi vừa vào Đại Chủng viện Thánh Giuse. Kim Long đã đưa lời cầu nguyện tuyệt vời của thánh Phanxicô Assisi thấm sâu vào lòng muôn ngàn tín hữu.
 
Đêm Thánh nhạc kỷ niệm 50 năm linh mục của linh mục nhạc sĩ Phêrô Kim Long
Đêm Thánh nhạc kỷ niệm 50 năm linh mục của linh mục nhạc sĩ Phêrô Kim Long

Linh mục-nhạc sĩ Phêrô Nguyễn Kim Long sinh ngày 9/01/1941 tại giáo xứ Bách Tính, giáo phận Bùi Chu. Ngài đến với thánh ca rất sớm. Năm 1949, khi mới tám tuổi đã tham gia ca đoàn họ đạo. Có lẽ những ấn tượng của cậu bé ca viên từ thời thơ ấu đã ảnh hưởng nhiều đến tâm thức và khuynh hướng âm nhạc sau này của Ngài. Năm 1954, cậu bé Kim Long theo gia đình di cư vào Nam và học tại Tiểu Chủng viện Thánh Phanxicô. Năm 1957, mới 17 tuổi, với sự khích lệ ân cần của cha giáo Ngô Duy Linh, ngài viết bài thánh ca đầu tay: “Con hân hoan” cho đến hôm nay vẫn là bài ca thường được cất lên trong những thánh lễ mở tay của các tân linh mục:

“Con hân hoan bước lên bàn thờ Chúa, Chúa là hoan lạc tuổi xuân xanh con. Con nâng muôn phím tơ ngợi khen Chúa, tiếng lòng rung nhịp với muôn tâm hồn.

Vào thánh cung dâng tiến hương nguyện cầu ngát bay tỏa tới ngai tòa Chúa. Tâm tư sẽ reo mừng bước lên bàn thánh trong niềm tin.”...

Trong thời gian theo học tại Đại chủng viện, thầy Kim Long cũng được học về âm nhạc, nhưng chỉ là phần khái niệm cơ bản. Cha Ngô Duy Linh chính là người thầy đầu tiên khuyến khích thầy đi vào lãnh vực sáng tác. Từ đó, cùng với việc phổ những bài thơ của người bạn cùng lớp Hoàng Khánh, thầy Kim Long đã cho ra đời các tuyển tập Ca Lên Đi. Bài đầu tiên “Ca lên đi 1” cũng là tựa của cả tuyển tập sau này với điệp khúc rất “hoành tráng”: 

“ĐK. Ca lên đi cho ngàn sao vỡ lở (ngàn sao vỡ lở) Chúc tụng cùng chúc tụng Chúa trong niềm vui. (Muôn lời mừng) Muôn muôn lời mừng từ muôn miệng xinh tươi (muôn miệng xinh tươi) chung với đất trời dâng tiến Chúa. 

Năm 1968, thầy lãnh nhận tác vụ linh mục và được Đức Giám mục giáo phận Mỹ Tho gửi đi du học về Thánh Nhạc tại Rôma. Cha chọn chuyên ngành Bình ca vì quan niệm rằng bình ca có những giá trị đặc biệt đem lại ánh sáng cho việc sáng tác thánh ca của mọi thời đại. Năm 1972, linh mục Kim Long tốt nghiệp Magistero ngành Bình ca và cử nhân Thánh nhạc tại Giáo hoàng Học viện về Thánh Nhạc. Năm nay là đúng 50 năm, cha chính thức trở thành vị giáo sư giảng dạy về Thánh Nhạc của Giáo hội Công giáo Việt Nam.

Năm 1973 cha về nước và coi sóc giáo xứ Đức Hoà, thuộc giáo phận Mỹ Tho. Đồng thời, cha dạy thánh nhạc tại Đại học Đà Lạt, Đại học Thành Nhân, Đại chủng viện Sài Gòn và biên soạn nhiều sách giáo khoa về âm nhạc. Tham gia vào Ủy ban Thánh nhạc, cha được Đức Cha Nguyễn Văn Hòa mời làm Tổng Thư ký rồi Phó chủ tịch Ủy ban Thánh nhạc Việt Nam và Tổng thư ký Ủy ban Phụng Tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam. Cha đã từng sáng tác trên 4000 bài thánh ca với nhiều thể loại, từ đơn giản một, hai bè đến những tác phẩm hợp xướng “Bác học” nhiều chương, nhiều bè. Đức cố Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa, nguyên Chủ tịch Ủy ban Thánh nhạc từng nhận xét: “Các tác phẩm của linh mục Kim Long không chỉ làm phong phú nền thánh nhạc Việt Nam mà còn giúp phát triển đời sống đức tin và đời sống phụng vụ của người Công giáo địa phương.” 

Sau năm 1975, cha tiếp tục viết thánh ca và giảng dạy thánh nhạc tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Sài Gòn, các đại chủng viện như: Hà Nội, Huế, Sài Gòn; các hội dòng Công giáo và các giáo phận Việt Nam. Ngoài ra, cha còn soạn thảo những giáo trình và những tập sách nghiên cứu về âm nhạc như: Nhạc lý căn bản, Hòa âm, Đối âm, Hướng dẫn đánh nhịp, Một vài kinh nghiệm để viết thánh ca, Thánh nhạc trong Phụng Vụ… Tháng 4 năm 2012, cha thôi giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Thánh nhạc Việt Nam, nghỉ hưu và làm cố vấn cho Ủy ban này. 

Những sáng tác của cha với lời ca lấy từ trong Thánh kinh, Thánh vịnh rất dễ hiểu. gần gũi với làn điệu nhạc dân tộc Việt Nam hầu như được các ca đoàn sử dụng rất nhiều trong phụng vụ, được người giáo dân mến mộ và thuộc nhiều.
 
Cha Phêrô Kim Long cùng hát với ca sĩ Thanh Sử và Hoàng Kim bài “Chúa không lầm”
Cha Phêrô Kim Long cùng hát với ca sĩ Thanh Sử và Hoàng Kim bài “Chúa không lầm”

Hơn nửa thế kỷ sáng tác với 25 tuyển tập Ca Lên Đi, hàng ngàn bài hát đã mở ra một bước ngoặt trong sáng tác thánh ca của Giáo hội Công giáo Việt Nam, đủ nói lên nỗi trăn trở mà cũng là mơ ước của Ngài là cần có một nền Thánh nhạc Việt Nam bám sát với nền nhạc bình ca của Hội Thánh Công giáo, mà chương 6 Hiến chế Mục vụ của Công đồng Vaticanno đã đề cập đến qua điều116: “Giáo hội nhìn nhận bình ca là lối hát riêng của phụng vụ Roma; vì thế, trong các hoạt động phụng vụ, bình ca phải chiếm một địa vi chính yếu giữa những loại ca khác.” và cần hội nhập trên nền nhạc dân tộc Việt Nam theo điều 119: “Ở một vài miền, nhất là các xứ truyền giáo, có những dân tộc sẵn có một truyền thống âm nhạc riêng; nó đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tôn giáo và xã hội của họ. Tại những nơi này, phải quí trọng âm nhạc ấy đúng mức, và dành cho nó một địa vị thích hợp, trong khi đào tạo cho họ có một quan niệm tôn giáo, cũng như thích ứng năng khiếu của họ vào việc phụng tự...”.

Linh mục Nhạc sư Phêrô Nguyễn Kim Long người trên nửa thế kỷ gắn bó với Thánh nhạc của Giáo hội Công giáo Việt Nam.
FX. Minh Đỗ
Thông tin khác:
Khám phá Vương cung Thánh đường cổ kính gần Hà Nội (14/07/2022)
Mùa lộc vừng qua phố (09/07/2022)
Khám phá thủy cung Vancouver (07/07/2022)
Bảo Nham - Nhà thờ đá duy nhất tại xứ Nghệ (01/07/2022)
Quan niệm về các tôn giáo của nhà nho yêu nước Nguyễn Đình Chiểu (01/07/2022)
Vương cung thánh đường đầu tiên ở Hoa Kỳ (27/06/2022)
Tấm lòng của cha (18/06/2022)
Phóng viên báo Người Công giáo Việt Nam vươn khơi cùng giáo dân (17/06/2022)
20 truyện tình đẹp nhất trong Kinh Thánh (15/06/2022)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log