Văn hóa nghệ thuật

CHÚA GIÁNG SINH GIỮA NHÂN LOẠI HÔM NAY

Cập nhật lúc 20:23 21/12/2012

 Như vậy, những cái long trọng của lễ Giáng sinh rồi sẽ qua đi và mọi sự sẽ đều lại tiếp y như trước. Và như thường lệ của lịch sử, của nhân loại, chúng ta lại chứng kiến những tiến bộ tốt hơn, lớn hơn, người ta gần gũi nhau hơn bằng những phương tiện truyền thông mà trước đây không có được, người ta khám phá ra những phương tiện để kéo dài đời mình và xem ra để hạnh phúc hơn. Nhưng rồi cuối cùng thì ta cũng lại phải đi đến cái chết. Đây là điều mà những người văn minh, những người cho là lạc quan sống, tránh không muốn nói tới, vì đề cập tới sự chết người ta cho là thiếu lịch sự trừ phi là để nói tới một chút cái thái độ hiện sinh tuyệt vọng, hay một thứ tôn giáo sợ cuộc sống. Nhân loại ngày hôm nay lấp liếm như thể mình không chết.

Có phải chúng ta lại thu mình vào vỏ ốc và mừng lễ theo kiểu như vậy chăng ? Chúng ta muốn giấu diếm hay đồng lõa giấu diếm những điều mình đang cảm thức thật trong lòng, và xem ra đó lại là thái độ có vẻ đàng hoàng nhất để cho chúng ta vui mừng, dễ dàng mừng lễ hơn chăng ? Chúng ta phải nói thế này : Ngoài hai thái độ trên đây, ta còn có thể làm một điều gì khác, nghĩa là tham dự lễ Giáng sinh thật sự có ý nghĩa gì khi chúng ta hiểu theo tinh thần mặc khải Kitô giáo. Trả lời cho câu hỏi này thật sự có lẽ cũng đáng được cả những người ngoài Kitô giáo chú ý. Chính chúng ta trước tiên phải tự hỏi, nếu là Kitô hữu chân thành, rằng ở tận đáy lòng mình chúng ta có được cái can đảm, tuy khó nói ra được, có cái can đảm để tin vào lễ Giáng sinh, tin vào thực tại của biến cố này hay không ? có lãnh nhận toàn bộ biến cố này hay không ? hay ngược lại chúng ta chỉ lãnh nhận một phần.

Thiên Chúa đã làm nên biến cố Giáng sinh mà không hề hỏi ý kiến của chúng ta. Mà nếu là tin vào Thiên Chúa thật, thì xem ra lòng tin của chúng ta lớn hơn là điều mà chúng ta thú nhận, điều mà chúng ta biết được. Tại sao vậy ? Chúng ta là những hữu thể tinh thần có khả năng luôn luôn tự vượt quá chính mình, nghĩa là chúng ta tự do, chúng ta có trách nhiệm về chính mình, và vì vậy mới có thể mang nơi mình cái đầy tràn hy vọng được. Chúng ta luôn luôn đi quá xa hơn cái bản tính phơi bày ra được trước sự hiểu biết và sự xác định hẳn hoi của mình. Chúng ta đã sống một cách cụ thể nhờ vào một nguyên lý mà chúng ta chưa hiểu nổi. Nghĩa là sao? Chúng ta có cái căn bản tối hậu ở trong một vực sâu vô danh và không cách gì diễn tả nổi. Đứng trước vực sâu vô danh đó dĩ nhiên chúng ta có thể giả vờ như là không biết, giả vờ chết. Chúng ta có thể tự nhủ mình rằng nó chẳng liên can gì tới mình, chúng ta có thể chỉ dồn tất cả nỗ lực và cố gắng chỉ nghĩ đến đời sống ngày này, và đường lối mà ta biết trước được của đời sống này. Chúng ta có thể đổ dồn tất cả tìm kiếm và hy vọng chúng ta vào cái thế giới nắm được, bắt được, suy tính được. Nhưng không phải vì thế mà cái bí ẩn vô hình này không thâm nhập vào trong tất cả đời sống chúng ta, và bắt buộc chúng ta có lúc phải nhìn đến nó, hoặc trong một niềm vui không còn có một đối tượng nào có thể sánh bằng, hoặc trong sự sợ hãi đang phá hủy tất cả sự hiển nhiên của cuộc sống thường tình của mình trong câu hỏi lo lắng băn khoăn khi đứng trước tuyệt đối và sự bao la không giới hạn của lời hỏi đó.

Nếu như vậy thì chúng ta luôn luôn bị cái thế giới bí ẩn vô tận đó làm căn bản cho đời sống mình trong khi chính nó lại không có căn bản. Nó luôn có mặt nhưng lại luôn luôn vượt khỏi tầm nắm của chúng ta. Chúng ta gọi sự bí ẩn lạ lùng đó là Thiên Chúa. Khi tạm bập bẹ như vậy, chúng ta chỉ muốn nói sự bí ẩn trong chân tính của nó thôi khi mà dưới hiệu quả mà nội dung của suy nghĩ của chúng ta, chúng ta không bao giờ quên công việc suy tư tìm kiếm, dưới hiệu quả chấp nhận liều lĩnh chúng ta không quên trách nhiệm, dưới hiệu quả của sự sống hiện tại chúng ta không quên được tương lai vô tận, dưới hiệu quả của mục đích, của mọi công việc lúc nào đó, ta lại không bao giờ quên và đánh mất hy vọng vô biên thì như vậy chúng ta đã có tương quan cách nào với Thiên Chúa rồi đó cho dù ta có gọi thực hữu vô danh đó bằng những tên này tên kia hay thậm chí không tên đi nữa.

Khi trong thâm sâu của bản tính là tinh thần của mình chúng ta chấp nhận đời sống đầy tràn suy tư mang theo hy vọng và yêu mến này, thì dù đau khổ và thậm chí cả những chống đối, những nghi nan vẫn hiện lên trên bề mặt của nó, thì chính bằng việc này mà chúng ta đã đụng tới Thiên Chúa và chúng ta giao phó mình cho Người rồi. Nhiều người sống chân thành với tính là tinh thần đã muốn làm được như thế lắm dù cho rằng họ nghĩ họ không biết Chúa là ai. Vả lại, chúng ta luôn luôn biết Chúa là Đấng không hiểu được, bởi vì nếu hiểu được thì sẽ chỉ lẫn lộn Người với một ai nào đó mất rồi ở trong trần gian này, và ngay khi chúng ta không dám gọi tên Người trong sự tôn thờ lặng thinh trong chiều sâu thật của chúng ta thì chúng ta đã đụng đến Người.

Khi chúng ta chấp nhận sống như vậy bằng cách ngoan ngoãn hiền hòa, trao phó và tín thị cho sự bí ẩn, thì cái này xảy ra trong liên lạc “đi lại” mà mạc khải Kitô giáo gọi là ân sủng, nghĩa là Thiên Chúa là Đấng ẩn mình, là Đấng bí ẩn mà lại là “Đấng-ở-cùng”. Và khi ấy chính Thiên Chúa là “Đấng-bí-ẩn”, là Đấng ở cùng cũng là vực sâu mà trong đó đời sống của người được lãnh nhận là Kitô hữu được chìm lắng vào. Người ở ngay gần bên chứ không xa, Người là sự tha thứ nhưng không, chứ không phải là phán xét, Người là Đấng lấp đầy câu hỏi vô tận của suy tư băn khoăn của chúng ta, của sự bao la, của hy vọng, của sự đòi hỏi vô tận về một lòng mến mà chính Người mới ứng đáp, Chúa là lòng mến. Người làm công việc đó nhưng vẫn trong lặng thinh, trong ẩn mình, trong tận đáy hữu thể của chúng ta là thụ tạo tinh thần, nghĩa là cái thụ tạo chỉ mở ra cho sự hiểu biết của mình khi ta khiêm tốn để cho bí ẩn ấy bao phủ tràn vào mà không tìm cách đi vào cái bí ẩn ấy như thể là đánh mất mình. Đây là sự tuân phục lạ lùng, và khi ta làm được sự tuân phục đó rồi thì Giáng sinh ở trong lòng chúng ta. Thiên Chúa đã đến, “đã-ở-cùng” như lòng tin mặc khải Kitô giáo tuyên xưng như vậy. Điều này luôn luôn hiện tại, luôn luôn xảy ra hoàn toàn do ân sủng của Thiên Chúa nơi người nào không cưỡng lại việc đó trong tội lỗi, nghĩa là không cưỡng lại Thiên Chúa trong sự sợ hãi Người và cũng đồng thời không ở trong sự kiêu ngạo tự mãn về mình.

Nhưng vì chúng ta còn đang lữ hành, chúng ta lệ thuộc vào lịch sử, vào biến cố và thay đổi, vào những thực tại nắm bắt được qua đi, vào chiều kích của không gian và thời gian và vào việc Chúa đến rồi, cụ thể mà không thể lật lại được nơi ta với tính cách là công trình dứt khoát của nó. Như thế, con người nhận biết được như là việc Thiên Chúa thông ban chính mình Người và đồng thời như là sự chấp nhận sự đồng ý vĩnh viễn việc Chúa đến đó từ phía người ta, nên nhân loại cũng phải đem vào lịch sử của đời mình kinh nghiệm này về việc Chúa đến như một sự xuất hiện vĩnh viễn không thể bị vượt quá, không thể bị lật ngược, đó là Giêsu người Nadarét. Nơi Giêsu đó, việc trao phó cho bí ẩn vô tận đã diễn ra trong tất cả sự trong sáng như một hành động nhân loại, một sự can thiệp mà cũng đồng thời lại là ân sủng giống với tất cả những gì là tự do, là chọn lựa. Nơi Giêsu đó, Thiên Chúa nói hết được chính mình Ngài một cách trọn vẹn và không bao giờ có thể lật ngược được. Ngài nói với tính cách là bí ẩn khôn tả, Thiên Chúa vẫn là Đấng ẩn mình, và đồng với tính cách là Lời, Lời ẩn mình đó lộ và nói ra được cho tất cả chúng ta thật là gần gũi. Ngài là vị Thiên Chúa của sự thân mật lạ lùng không diễn tả nổi mà chỉ đón nhận trong sự được tha thứ mới hiểu được.

Đó, tất cả câu hỏi của người ta và câu trả lời cho câu hỏi đó là trong một sự kết hiệp mà không lẫn lộn, không ngăn cách. Ngài có đó, và Đấng duy nhất đó nơi Thiên Chúa và con người là một mà lại không loại trừ nhau.

Chúng ta là thụ tạo khi chúng ta chấp nhận đời sống mình như chịu lấy, tức là nhận lấy thân phận làm người của mình với tính cách là một sự bí ẩn tìm kiếm không cùng trong tình yêu không thể hiểu nổi của Thiên Chúa. Cái bí ẩn này mang sự sống trong chính lòng cái chết của cuộc đời ta khi ta tuân phục nhẫn nại làm điều đó trong kiên nhẫn của sự lặng thinh hay đúng hơn trong lòng tin, cậy, mến, dù các điều này có diễn tả bằng tên gì đi chăng nữa, hay nếu tận thẳm sâu của lòng mình chúng ta vẫn nói lên một cách rõ ràng việc lãnh nhận lấy đời mình như nó có từ phía vô biên thì khi ấy chúng ta đã đến với Chúa rồi. Có thể có những người trong chúng ta chưa biết tên Người, khi ấy người ta sẽ buông tất cả để nhảy vào trong vực thẳm đó, và không những người ta sẽ không chỉ rơi xuống trong mức độ mà ta thăm dò được mà thôi đâu : tại vì Ngài đã lãnh nhận thân phận làm người của chúng ta. Điều này thật khó hiểu, chúng ta chẳng hiểu nổi hơn là chúng ta suy nghĩ, hơn là những chắc chắn như thể mình làm được cái gì đó thì chúng ta đã lãnh nhận Chúa rồi, bởi vì trước tiên Ngài đã lãnh nhận hoàn toàn con người ở nơi Ngài rồi, Ngài lãnh nhận chúng ta mà không hỏi ý kiến chúng ta.

Kinh Thánh có nói rằng : Ai yêu mến anh em là đã làm trọn lề luật rồi thì đó chính là sự thật tối hậu. Tại sao vậy ? Vì Thiên Chúa đã trở nên chính mình người anh em, và trong mỗi một người anh em thì luôn luôn lại là Ngài, Đấng gần nhất với chúng ta và cũng là Đấng xa nhất được đón tiếp, được yêu mến. Khi chúng ta chấp nhận sự bí ẩn, im lặng bao trùm lên đời sống ta bằng cách thức vây quanh ta từ xa thật sự nhưng cũng lại rất gần cho đến nỗi khiến chúng ta phải xúc động, khi chúng ta nhận ra nó như nơi trú ẩn thật gần gũi và như tình yêu trìu mến không còn giữ lại cho mình điều gì nữa, lúc đó chúng ta có can đảm có thể hiểu được mình thế nào, và làm được như vậy thì chỉ nhờ ân sủng, lòng tin : bởi khi đó chúng ta nhận ra cái lý cái lẽ của sự hiện diện gần gũi cuối cùng lạ lùng đó, lời hứa tuyệt đối và sự thực hiện lời hứa đó một cách lạ lùng : Đấng mà chúng ta gọi là Người-Chúa, thì sẽ cảm thấy hậu quả của ân sủng trong lòng tin khi chúng ta mừng lễ Giáng sinh với anh em đang hành trình với chúng ta.

Nếu như trong nhân loại một số người này đã có can đảm tin rõ ràng vào sự thật sâu thẳm của Giáng sinh, và nếu như có một số khác là những kẻ biết im lặng lãnh nhận sự sâu thẳm không dò thấu của chính đời sống họ, và đời sống khi ấy sẽ đầy hy vọng hạnh phúc và nếu họ được những người kia coi như là những Kitô hữu vô danh thì tất cả đều có thể cùng nhau mừng Giáng sinh được rồi. Vấn đề mừng lễ Giáng sinh bề ngoài thật ra thật là hời hợt khuôn khổ, đôi khi tầm thường và mang niềm vui kiểu phàm tục, và cuối cùng mới có thể sẽ mang một ý nghĩa thật sự và sâu thẳm và khi ấy cái dáng vẻ bên ngoài, những hình thức của sự ồn ào của lễ Giáng sinh thật đâu phải là sự thật tối hậu : bên dưới những cái đó mới có sự thật thánh thiện, sự thật của bình an rằng quả là Thiên Chúa đã đến, Người ở với chúng ta và chính Người, Người mừng lễ Giáng sinh với chúng ta.

Và như vậy, chỉ khi như thế chúng ta lại càng ở trong sự thật một cách chân thành và sâu xa hơn nữa khi ta có khả năng vượt quá được thái độ nghi ngờ, thái độ thoạt nhìn xem có vẻ đúng trước việc mừng lễ Giáng sinh một cách trần tục khi ta không quá coi trọng sự nghi ngờ của mình. Nhưng không mấy gò bó chúng ta có thể đọc được dấu chỉ rằng thời phải đến của Thiên Chúa đã vượt quá mọi kế hoạch và mọi nỗi thất vọng của đời ta từ lâu rồi. Và khi ấy, dù cho sau lễ Giáng sinh mọi sự xem ra vẫn tiếp tục như trước đó nhưng thật sự Thiên Chúa đã lãnh nhận lấy chúng ta rồi, và như vậy mọi vực sâu của lòng con người của chúng ta đã được ân sủng của Người lấp đầy vì Người lãnh nhận chúng ta.

THIÊN ÂN
Thông tin khác:
Chúa sẽ chẳng được chào đời (17/12/2012)
Ý NGHĨA CỦA LỄ GIÁNG SINH : CHÚA NHẬP CUỘC LIÊN ĐỚI VỚI CON NGƯỜI (17/12/2012)
HÃY DỌN ĐƯỜNG CHO CHÚA (15/12/2012)
Ca khúc Cánh cửa Đức Tin (14/12/2012)
THIÊN CHÚA ĐỢI CHỜ “Trời cao hãy đổ sương xuống” (11/12/2012)
Yêu thiên nhiên yêu chính mình (30/10/2012)
Ra mắt hợp xướng “BÀI TRƯỜNG CA NĂM THÁNH” (21/10/2012)
Giả hình (02/10/2012)
Vatican II ảnh hưởng gì tới Giáo hội Việt Nam ? (21/09/2012)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log