Văn hóa nghệ thuật

DẤU CHỈ QUANH TA

Cập nhật lúc 15:22 01/11/2010

 Nhất trong lĩnh vực tình cảm, tình yêu, tâm lý chiều sâu, Châm ngôn nói: “Trái tim có lý lẽ riêng của trái tim”.Các bậc thánh hiền, triết gia,giáo chủ, các nhà chiêm niệm, các văn nhân, nghệ sĩ, nghệ thuật, đều là người sống bằng dấu chỉ; những hiện tượng được biểu lộ hay ẩn hiện. Những người yêu nhau “liếc mắt đưa tình”. Người ta bảo”con trai yêu bằng mắt”, “con gái yêu bằng tai”. Trong đó niềm tin Kitô giáo là dấu chỉ thâm sâu, huyền nhiệm hơn cả! Chỉ con người có khả năng ấy!

          Tuy nhiên, không phải ai cũng đọc được dấu chỉ, tựa như bác sĩ, không phải bác sĩ nào cũng đọc được phim chụp X quang, ngoài ra còn bác sĩ giỏi hay dở. Như Tin Mừng Matthêu viết: “vì trong những ngày trước nạn hồng thủy, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nô-ê vào tàu. Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thủy, ập tới cuốn đi hết thảy “(Mt24,38-39).
          Hai người tranh luận: một nhà khoa học Pháp đi ngang qua sa mạc và ông đem theo một vài người Ả rập làm hướng dẫn viên. Hoàng hôn buông xuống, những người Ả rập trải thảm ngồi cầu nguyện. Nhà khoa học hỏi:
- Các anh làm gì thế ?
- Chúng tôi cầu nguyện.
- Với ai ?
- Với Đức Allah.
    Nhà khoa học tỏ vẻ khó chịu, gay gắt hỏi như muôn khai phá văn minh:
- Đã bao giờ các anh thấy, chạm đến hay sờ được Ngài chưa?
    Những người Ả rập chân thực thưa:                                                          
- Chưa.
- Nhà khoa học thừa thế, nặng lời hơn:
- Các anh thật ngớ ngẩn.
          Sáng hôm sau, khi nhà khoa học lẻn ra khỏi lều, ông nhìn quanh và nói:
-Tối hôm qua có một con lạc đà đến đây .
- Những người Ả rập liếc nhìn ông và dùng “gậy ông đập lưng ông”:
- Ông có thấy, chạm đến hoặc sờ được nó không?
Nhà khoa học không kịp đối phó, buộc trả lời:
- Chưa.
- Những người Ả rập đập lại nhà khoa học:
- Ông thật là nhà khoa học ngớ ngẩn
- Nhà khoa học chống đỡ:
- Nhưng các anh có thấy dấu chân nó chung quanh lều không?
- Mặt trời lên với tất cả vẻ huy hoàng của nó kìa!
 Những người Ả rập thẳng tay chỉ và trách::
- Ông thấy dấu chân của Chúa ở đó chưa?
      Xã hội ngày nay dường như người ta đánh mất, hoặc không nhìn ra, hay cố tình phủ nhận những dấu chỉ hướng con người tới sự thiện đích thực. Có số người bất chấp luật lệ dấu đường chỉ dẫn giao thông, đã gây ra biết bao tai nạn thảm khốc cho bản than, gia đình và xã hội, diễn ra hằng ngầy trên cả nước.
          Ngoài ra có những tổ chức đen tối nhắm tiêu diệt cả những hoạt động tôn giáo dạy con người sống đạo đức đễ đạt hạnh phúc hiện tại và tương lai. Sách Khôn Ngoan thời Cựu Ước đã cảnh báo những âm mưu sâu độc này: “Con người bât lương, chúng vẫy tay gọi sự chết. Bầu bạn với nó, chúng hao mòn kiệt quệ và chúng đã cùng nó kết giao”. Chúng tuyên bố áp đảo như Sa-tan: “sức mạnh ta phải là quy luật của công lý, vì yếu đuối chẳng làm nên chuyện gì”. Chúng có kế hoạch: “Ta hãy gài bẫy hại tên công chính , vì nó chỉ làm vướng chân ta, nó chống lại các việc ta làm, trách ta vi phạm lề luật và tố cáo ta không tuân hành lễ giáo”( Kn 1, 16 – 2, 11-12)
          Thế giới đang lao xuống bờ vực thẳm, khi người ta không nhận ra dấu chỉ vĩ đại, cao siêu nhất Ngôi Mộ Trống của Chúa Giê-su. Điển hình qua tục lệ trò chơi quà tặng quả trứng cho nhau trong dịp lễ Phục Sinh của nhóm học sinh:
          Cô giáo trao cho mỗi em học sinh một quả trứng lớn bằng nhựa và giải thích: Cô muốn các em mang quả trứng này về nhà. Các em hãy cho vào bên trong quả trứng ấy một vật gì đó chứng tỏ rằng có sự sống mới đang được khai sinh. Ngày mai các em nộp cho cô quả trứng ấy.
          Trái với những lần khác, lần này trong khi cô giải thích, cậu bé khuyết tật mười hai tuổi lắng nghe rất chăm chỉ. Em không còn gây tiếng động ồn ào như mọi khi nữa, liệu em có hiểu được những gì cô vừa giảng giải về cái chết và sự Phục sinh của Chúa Giêsu không? Em có hiểu được em sẽ phải làm gì không?
          Ngày hôm sau, mười tám em học sinh lớp hai của cô trở lại trường. Cười nói rôm rả, mỗi em hãnh diện mang quả trứng đến đặt vào trong các giỏ để trên bàn của cô giáo. Cô mở từng quả trứng của các em. Trong quả trứng đầu tiên, cô thấy có một cành hoa. Hoa là biểu hiệu của sự sống mới. Quả trứng thứ hai, cô thấy có một con bướm nhựa giống như thật. Con sâu biến đổi và trở thành một con bướm sặc sỡ. Con bướm tượng trưng cho sự sống mới. Trong quả trứng thứ ba có một viên đá phủ đầy rong rêu.Rong rêu cũng là biểu hiệu cho sự sống mới. Đến quả trứng thứ tư, cô bỗng nhíu mày dừng lại, quả trứng trống rỗng. Cô tức khắc nghĩ đến cậu bé khuyết tật mười hai tuổi. Cô bỏ quả trứng qua một bên và tiếp tục mở những quả trứng khác. Thình lình, ở cuối lớp, câu bé khuyết tật bỗng lên tiếng:
-Thưa cô, sao cô không nói về quả trứng của em.
Với vẻ tức giận, cô gắt gỏng:
- Nhưng quả trứng của em trống rỗng.
Cậu bé nhìn thẳng vào mắt của cô giao, rồi lễ phép thưa:
- Phải thưa cô. Nhưng ngôi mộ của Chúa Giêsu cũng trống rỗng.
Thời gian như ngừng trôi, làm chủ được cảm xúc, cô giáo liền hỏi em:
- Em có biết tại sao ngôi mộ trống không?
Em lanh lẹ đáp xác tín:
- Thưa cô, em biết a! Chúa Giêsu đã chết và được mai táng trong mồ rồi Chúa Cha cho Ngài sống lại.
Chuông báo hiệu giờ ra chơi. Trong khi các em tủa ra sân chơi,   cô giáo ngồi lại trong lớp và khóc, một nỗi cảm thông sâu sắc dâng trào trong tâm hồn cô.
     Ba tháng sau, cậu bé khuyết tật qua đời. Tất cả những ai đến viếng xác đều ngạc nhiên khi thấy có mười chin quả trứng được đặt trên quan tài của em. Tất cả mười chin quả trứng đều trống rỗng.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con nhận ra biết bao dấu chỉ Chúa khắc ghi trong đời chúng con!

 

 

Lm Sơn Đoài
Thông tin khác:
Người lưu giữ ánh sáng suốt lịch sử (30/10/2010)
Bát bửu trong các đạo và đạo Công giáo (28/10/2010)
LỄ PHÉP (13/10/2010)
CHÚA GỌI CON (04/10/2010)
Tân Bề Trên cả Dòng Đa Minh muốn làm đầy tớ trợ giúp cho việc hiệp nhất giữa tất cả mọi anh em (13/09/2010)
GƯƠNG SÁNG NHƯ VÌ SAO (24/08/2010)
Nhà thờ Cam Ly (Lâm Đồng) (25/07/2010)
IV. CẢM TƯỞNG (25/07/2010)
LONG HÒA QUÊ TÔI VẪY GỌI (25/07/2010)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log