Linh mục Trần Mạnh Cường sinh ngày 25/10/1942, tại giáo xứ Thọ Ninh, xã Đức Minh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh trong một gia đình mà có người chú ruột là Linh Mục Trần Hanh, rất đạo đức, trông coi một số giáo xứ tại Yên Thành- Nghệ An... đã ảnh hưởng tới linh mục và sau này người anh trai là Linh mục Trần Anh Kim- một con người dấn thân tham gia Ủy ban Liên lạc những người Công giáo yêu Nước. Năm 1951, một bước ngoặt quan trọng của cuộc đời cậu bé Giuse Trần Mạnh Cường, đó là cậu chính thức rời gia đình vào ở hẳn chủng viện, nhưng đến năm 1954, cậu Giuse Cường lại phải theo gia đình di cư vào Sài Gòn. Khi ấy cậu Cường cũng mới chỉ học hết lớp 7, tiếp tục học, đỗ cử nhân Triết tại Đại học Văn Khoa Sài Gòn và vẫn tiếp tục con đường tu trì. Năm 1969 thầy Cường được thụ phong linh mục, được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng một ngôi trường nơi mà người anh của linh mục coi sóc.
Lãnh đạo MTTQ tỉnh Đắc Lắc chúc mừng Giáng sinh 2010
Qua tâm sự, chúng tôi được biết, Thư chung năm 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam đã có tác động rất tích cực vào tâm tưởng của linh mục, và trước đó đã có một vài linh mục đàn anh đã tham gia Ủy ban liên lạc những người Công giáo yêu Nước nên năm 1991 linh mục tham gia Phó Chủ tịch Ủy ban ĐKCG tỉnh Đắk Lắk, đến năm 2004 tỉnh Đăk Lăk được chia thành hai tỉnh là Đăk Lăk và Đăk Nông, linh mục được bầu vào chức vụ Chủ tịch Uỷ ban ĐKCG tỉnh Đăk Lăk. Từ năm 1994 đến nay, được cử tri địa phương bầu tham gia Hội đồng Nhân dân tỉnh ba khoá liền... Dĩ nhiên là áp lực công việc có tăng lên, “Bản thân tôi cũng cố gắng làm sao chu toàn trách nhiệm cả hai”- Linh mục tâm sự. Qua sự dấn thấn của linh mục, đến năm 2007, lãnh đạo tỉnh ĐắkLắk giới thiệu linh mục ra tham gia Đại biểu Quốc hội khóa XII và đã đượcc cử tri tín nhiệm. Rất dễ hiểu linh mục vừa làm mục vụ, vừa tham gia Hội đồng nhân dân và cả Quốc hội thì công việc lại càng tăng thêm bội phần, nhưng công việc càng nhiều lên thì linh mục càng phải cố gắng hơn, Linh mục lên kế hoạch chi tiết cho từng ngày, từng tuần lần lượt phải làm dứt điểm từng công việc. Ngoài công việc của một ĐBQH Linh mục còn tham gia Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội. Linh mục cũng tự cảm thấy Ủy ban này rất thích hợp với mình, vi liên quan tới các mảng về an sinh xã hội, như luật chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới... các công việc này cũng giúp linh mục thêm phong phú trong các công việc mục vụ. Linh mục quan niệm, giáo hội Việt Nam hay bất cứ giáo hội nào cũng đều có trách nhiệm phục vụ đất nước, tạo cho linh mục làm việc hứng thú và nhiệt tình hơn. Đặc biệt đối với các công việc của Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, ngoài tham gia quyết định các vấn đề lớn của đất nước còn liên quan tới đời sống mục vụ, có ích cho không riêng gì bản thân linh mục mà có lẽ đối với các linh mục khác cũng vậy. Bản thân linh mục tự cảm thấy, mình có thể làm được những gì thì đã làm hết sức mình trong công tác mục vụ cũng như đóng góp cho Quốc hội...
Linh mục Trần Mạnh Cường (ngoài cùng bên phải) với Phó Chủ tich Nước
Linh mục thật bất ngờ, khi mà sắp kết thúc khóa Quốc hội của mình thì linh mục lại được các vị lãnh đạo của Trung ương MTTQ Việt Nam giới thiệu tiếp tục ra tái ứng cử Quốc hội khóa XIII với tư cách là đại biểu tiêu biểu. Đứng trước thông tin này bản thân linh mục cũng cảm thấy xúc động được đại diện giới Công giáo có tiếng nói trong cơ quan cao nhất của đất nước. Nếu được nhân dân tín nhiệm thì bản thân linh mục tiếp tục đem kiến thức đã tích lũy được thông qua một nhiệm kì Quốc hội để phục vụ đất nước.
...
Nhiều năm gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên, cá nhân Linh mục Trần Mạnh Cường cũng có những đóng góp nhất định vào thực hiện tốt chủ trương toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, sống tốt đời đẹp đạo và có cách làm phù hợp với một vùng đất có đến 44 đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Hầu hết các xứ đạo, đời sống văn hóa phong phú, lành mạnh. Đa phần đồng bào Công giáo ở Đắk Lắk là nông dân, nguồn sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Thời gian qua mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhất là phải đối mặt với thiên tai khắc nghiệt song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự hướng dẫn tận tình của các linh mục quản xứ nên nhiều bà con giáo dân đã lựa chọn cách thức phát triển kinh tế phù hợp. Cụ thể, qua Hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào công giáo tỉnh Đăk lăk (tháng 9/2010) đã đánh giá, tổng kết và đây cũng là dịp nhân rộng các điển hình tiên tiến, xuất sắc. Không ít hộ gia đình Công giáo nhờ có chính sách đổi mới đã trở thành các điển hình làm kinh tế giỏi, vươn lên làm giàu; không ít khu dân cư Công giáo đã trở thành các khu dân cư tự quản tốt, khu dân cư văn hoá nhiều năm liền. đồng thời phát động phong trào học tập các tấm gương tiêu biểu trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội-an ninh Quốc phòng, gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, sống tốt đời đẹp đạo”.
Đời sống sinh hoạt tôn giáo của đồng bào có đạo diễn ra sôi động góp phần tạo nên sự phấn khởi, đồng thuận trong xã hội. Nguyện vọng của đồng bào các tôn giáo được giải quyết thoả đáng. Tình hình tôn giáo có những chuyển biến mới theo xu hướng tích cực, góp phần quan trọng chống lại những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch về tự do tôn giáo hoặc lợi dụng tôn giáo xuyên tạc tình hình đất nước. Thiết tưởng cũng nên nhắc lại, chuyện buồn những năm trước đây, một bộ phận đồng bào vùng cao bị lợi dụng, nhưng những người Công giáo chân chính tuyệt nhiên không có ai can dự.
Ban Thường trực Ủy ban ĐKCG tỉnh Đăk lăk
Linh mục Giuse Trần Mạnh Cường khẳng định : “Đồng bào công giáo mãi mãi là bộ phận không thể tách rời trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chúng ta mãi mãi xác tín rằng đại đoàn kết dân tộc Việt Nam là một chính sách rõ ràng và nhất quán trong đường lối Cách mạng của Đảng và Nhà nước ta”.