Tin tức - Hoạt động

Lào Cai triển khai hiệu quả các nguồn lực đầu tư vào vùng dân tộc thiểu số

Cập nhật lúc 15:01 21/11/2022
Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đã dành khoảng 70% nguồn lực đầu tư cho vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), góp phần làm khởi sắc diện mạo nông thôn, cải thiện đời sống vật chất, văn hóa vùng dân tộc thiểu số.
Thôn, bản đồng bào dân tộc thiểu số tại thị xã Sa Pa, Lào Cai
Thôn, bản đồng bào dân tộc thiểu số tại thị xã Sa Pa, Lào Cai
Lào Cai là tỉnh vùng cao, biên giới, dân số 730.420 người, gồm 25 dân tộc, trong đó, đồng bào DTTS chiếm 66,2% dân số toàn tỉnh. Trong thời gian qua, cả hệ thống chính trị - xã hội; cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Lào Cai đã vào cuộc triển khai nguồn lực để thực hiện các chương trình, chính sách của Trung ương đầu tư vào vùng DTTS và miền núi của tỉnh. Hiện tỉnh đang khẩn trương thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) DTTS và miền núi, trong đó đã giải ngân được 131.031 triệu đồng vốn từ Chương trình này.
Thời gian qua, tỉnh Lào Cai là đã lồng ghép nguồn lực để thực hiện tốt các chính sách dân tộc. Trong đó dành khoảng 70% nguồn lực đầu tư cho vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS. Vì thế, đến nay 100% số xã và 98% số thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm cơ bản đã được cứng hóa; 100% xã có hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin; 100% số thôn có điện lưới quốc gia với 96,7% số hộ được sử dụng điện; hơn 95% số hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh. Giai đoạn 2016 - 2020, tỷ lệ hộ nghèo, nhất là vùng đồng bào DTTS ở tỉnh giảm nhanh với mức bình quân đạt 5,17%/năm, đến năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo còn 8,2%, tương ứng 14.322 hộ; hộ cận nghèo còn 16.370 hộ, chiếm 9,37%.
Bên cạnh đó, đến nay 99% số trường học có phòng học kiên cố; 100% dân tộc có học sinh học trong trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú; nhiều học sinh người dân tộc thiểu số đạt học sinh giỏi và đoạt các giải thưởng cao trong các cuộc thi từ tỉnh đến quốc gia. Công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS được quan tâm, cơ bản đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân. 100% số xã có trạm y tế, các thôn đều có nhân viên y tế; tất cả các xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 98,91%.
Một trong những nguyên nhân chính góp phần vào thành quả trên là sự quan tâm, quyết tâm kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp của các sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc. Điển hình như  trong thực hiện cacs Chương trình MTQG hiện nay. Ngay từ năm 2021, tỉnh đã chủ động triển khai thực hiện các chương trình, như: Ban hành các Chỉ thị, Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2021, 2022; chủ động thành lập Ban Chỉ đạo chung các Chương trình MTQG và ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo. Đến đầu năm 2022, tỉnh đã chủ động xây dựng ban hành sớm các cơ chế chính sách để triển khai thực hiện các chương trình MTQG (Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh; giao kế hoạch vốn triển khai thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2022; quy định một số nội dung về cơ chế thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh). Đến ngày 15/8/2022, UBND tỉnh đã ban hành xong các kế hoạch thực hiện từng Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2022 làm cơ sở cho các địa phương triển khai thực hiện các bước tiếp theo. Năm 2022, tỉnh đã giải ngân vốn các Chương trình MTQG từ Trung ương được 189.677 triệu đồng/878.437 triệu đồng, đạt 21,6% kế hoạch giao (tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư các Chương trình MTQG của cả nước theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 25/10/2022 là 4,2%, các tỉnh miền núi phía Bắc là 3,44%). Trong đó, Chương trình MTQG DTTS và miền núi giải ngân 131.031 triệu đồng, đạt 34,3% kế hoạch giao; Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giải ngân 45.744 triệu đồng, đạt 25,1% kế hoạch giao; Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giải ngân 12.902 triệu đồng, đạt 4,1% kế hoạch giao.
Tỉnh Lào Cai xác định, việc triển khai các Chương trình MTQG là nhiệm vụ trọng tâm và dành mọi nguồn lực, xây dựng cơ chế để triển khai thực hiện. Tỉnh sẽ không ngừng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thực hiện chương trình các cấp, đặc biệt là cán bộ cấp huyện, cấp xã. Coi trọng công tác tuyên truyền, trong đó có tuyên truyền của Mặt trận Tổ quốc nhằm tạo sự đồng thuận trong Nhân dân. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các Chương trình MTQG./.
BA 
Thông tin khác:
Góp ý xây dựng tiêu chí thôn có đông đồng bào dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù (20/11/2022)
Yên Bái kiến nghị thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số và miền núi (20/11/2022)
Đại hội Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam lần thứ VII - Nhiệm kỳ 2022-2025 (19/11/2022)
Tây Ninh thực hiện chính sách dân tộc và công tác tôn giáo (19/11/2022)
Hội nghị giao ban cụm thi đua Ủy ban Đoàn kết Công giáo các tỉnh, thành phố miền Trung - Tây Nguyên (18/11/2022)
Cụm thi đua khu vực miền Tây Nam Bộ ký giao ước thi đua (18/11/2022)
Đồng bào Công giáo hiệp hành cùng sự phát triển của Thủ đô (18/11/2022)
Đại hội đại biểu những người Công giáo tỉnh Trà Vinh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc lần thứ IV, nhiệm kỳ 2022 – 2027 (18/11/2022)
Chủ tịch Đỗ Văn Chiến chung vui ngày hội Đại đoàn kết với đồng bào các dân tộc huyện Mộc Châu (16/11/2022)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log