Đôi nghê đá, thế kỷ 17 đền Vua Đình ( Ninh Bình).. Ảnh: Yên Thế |
Đây là một trong những cách thức phân loại phổ biến trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam dựa trên một cách thức phân loại định sẵn theo lịch đại: thời Lý, thời Trân, thời Lê, thời Nguyễn,... Cách phân loại này đã được sử dụng một cách khá “triệt để” đối với con rồng, tuy nhiên, với biểu tượng Nghê thì cách phân loại này dễ dẫn đến những sự nhâm lẫn. Do Nghê là một linh vật mang đặc tính dân gian nên tính thống nhất về mặt tạo hình của mỗi thời kỳ (Lý, Trân, Lê, Nguyễn) không cao như với biểu tượng rồng, chưa kể đến sự ngẫu hứng trong sáng tạo nghệ thuật của nghệ nhân dân gian. Họ không chịu sự ràng buộc nào vê mặt thể thức tạo hình từ triêu đình (hoặc một thể chế nào tương tự) nên họ hoàn toàn tự do trong việc sáng tác nên các hình mẫu của con Nghê, tùy thuộc vào cảm hứng nghệ thuật của chính họ. Đây là một trong những đặc điểm sáng tạo riêng của người Việt, chúng tôi sẽ trở lại vấn đê này trong chuyên mục sau. Để tránh sự “áp đặt” về thể thức tạo hình của biểu tượng Nghê qua các giai đoạn lịch sử, chúng ta cân có thêm một cách thức phân loại khác dựa vào đồng đại (thay vì lịch đại) và dựa vào không gian (thay vì thời gian) đối với biểu tượng Nghê tại nơi nó được chế tác: Làng nghê.
PGS. TS ĐINH HỒNG HẢI
Hình tượng con Nghê thời hậu Lê canh giữ đền thờ, đem lại hạnh phúc cho người dân nền văn minh lúa nước. Ảnh: CTV |
Tượng nghê bằng gỗ sơn thếp, thế kỷ XIX. Ảnh: Hoàng Mai |
Nghê cổ ở làng Nôm (Hưng Yên) có tuổi đời trăm năm. Ảnh: Mạnh Thắng |
Đôi linh vật nghê thuần Việt tại làng nghề Trạch Xá (Hà Nội). Ảnh: Phi Điệp |