Văn hóa nghệ thuật

Thế giới đang đi về đâu?

Cập nhật lúc 10:48 26/12/2011

 

Thật vậy, cái gì đã được dựng nên, hay đã được sinh ra, đều có chung một số phận, đó là hễ đã có sinh, thì đều có tử. Triết lỳ Nhà Phật cho rằng tất cả những thực tại trần thế chỉ là giả tập, nghĩa là được cấu tạo bởi những yếu tố vật chất, và khi những yếu tố này tan rã, thì những thực tại đó cũng bị tiêu tan. Còn theo Kinh Thánh, thì tất cả nhửng gì từ bụi đất mà ra, thì sẽ trở về bụi đất (St 3,19). Nói tóm lại, thế giới này tất cả đều là vô thường, như Phật đã nói :
Vạn pháp vô thường,
Vạn pháp khổ;
Vạn pháp vô thường,
Vạn pháp không.”
Không phải có con người sinh ra đã phải mắc vào cái vòng nghiệt ngã sinh, lão, bênh, tử, mà cả trái đất này, cũng như muôn vàn tinh tú trong vũ trụ đều sẻ có ngày tàn. Các nhà khoa học đã tính toán được tuổi thọ của mặt trời, trái đất, mặt trăng cùng với các vì sao, và người ta cho rằng có ngày mặt trời sẽ nguội đi, và sự sống không thể nào tồn tại trên hành tinh của chúng ta, là trái đất này, và nó sẽ bị tan rã như một trái chín rụng xuống, thối rữa để trở về hư vô…
Nhưng trước khi xảy ra hiện tượng sa mạc hóa và sự hủy diệt của trái đất và vũ trụ, thí trước mắt chúng ta, sẽ là sự lão hóa của chính con người.
Con người ngày càng già đi
Thật vậy, nhìn vào bản đồ thế giới, chúng ta nhận thấy rằng : ở các nước phát triển, số tử ngày càng tăng cao, nghịch chiều với số sinh. Ở một làng quê bên Ý, cả 30 năm mới có một đứa trẻ chào đời, khiến ngày nó sinh ra trở thành một lễ hội cho cả làng. Bên Mỹ, có gia đình phải đợi mấy chục năm mới được nghe tiếng khóc chào đời của một đứa trẻ sơ sinh. Mà không trẻ thơ sinh ra, có nghĩa lả không được thấy ánh mắt thơ ngây và nụ cười hồn nhiên của các thiên thần dười thế, và như vậy sẽ thiếu hẳn một trong những niềm vui lớn trên cõi đời này. Quê hương, xóm làng sẽ biến thành một trại dưỡng lão, với hình bóng của những ông già bá già khòm lưng, chống gậy, hay những người mất trí nhớ, ra đường không biết lối về. Và nếu không có sự thay đổi kịp thời, thì thế giới sẽ biến thành một viện dưỡng lão khổng lồ, mà bên Pháp người ta gọi là “abattoir”, lò sát sát sinh, bởi vì người ở đây chỉ biết chờ đợi có một điều : ngày bị đem đi chôn.
Không trẻ sơ sinh, có nghĩa là không còn thanh thiêu niên, và vì thế sẽ chẳng còn ai lao động. Chẳng còn ai yêu thương nhau để kết duyên nên vợ nên chồng. Thế giới sẽ là thế giới không còn tỉnh yêu và sự sống. Và khốn thay cho những người già nào sống sót cho tới ngày loài người trở thành loài vật qúi hiếm nằm trong sách đỏ, trước khi bị diệt chủng !
Ấy là nói theo “lô-gíc”, còn ngay bây giờ, ở các nước tiên tiến, người ta đang trở thành nạn nhân của chính mình, khi về già không ai săn sóc, phụng dưỡng. Trước kia, người ta sinh đàn cháu đống, để có con cháu nối dõi tông đường, và để có người báo hiếu : chăm nom săn sóc, đỡ đần, khi tuổi gìa sức yếu, và cuối cùng thương khóc tiễn đưa về nơi an nghỉ cuối cùng với ông bà tổ tiên.
Ngày nay, nhiều gia đình chỉ sinh một hai con, nhưng khi lớn lên, con cái thường ra ngoài thuê nhà ở riêng, hay ở chung với bạn trai, bạn gái, hoặc có khi đi thành phố khác, thậm chí ra cả nước ngoài. Cũng phải kể đến nhiều người không lấy vợ lấy chống, chỉ sống chung với nhau, vui ở, dở đi, thế thôi. Như thế mới thực sự tự do. Mốt bây giờ là thay đỏi bận trai bạn gái, như thay đổi quần áo mới hay điện thoại di động, có gì   quan trọng đâu. Vào khoảng thập niên 60 thế kỷ trước bên Pháp, có nhiều phụ nữ thích “ở vậy”, không lấy chống, Nhưng bỗng đến lúc gần mãn kinh, mới giật mình nghĩ đến tuổi già cô đơn, bèn tính chuyện “không chồng mà chửa mới ngoan”, bèn nguyện hứa, kiểu ông Gíp-tắc trong sách Thủ lãnh Ông Gíp-tắc khấn hứa sau khi Chúa cho thắng trận trở về, hễ thấy ai là người đầu tiên ra khỏi cửa nhà mình, thì ông sẽ sát tế người ấy để ấy làm lễ tế tạ ơn Chúa. Thật chẳng may, người ấy lại là chính con gái của ông ((Tl 11,29-39). Còn ở đây, những cô người Pháp độc thân chỉ nguyện ước một buổi sáng nào đó “xuống đường”, hễ gặp đàn ông con trai nào đầu tiên, thì rủ về nhà hiến thân cho người ấy! Và kết quả là cô giáo nọ da trắng nõn nà, nhưng lại vớ ngay được một anh chàng “cột nhà cháy” nước da nhẵn bóng như giầy Tây vừa đánh xi. Hậu quả là anh chàng Tây đen tặng cho cô một thằng cu “cà phê sữa” !
Nhưng như vậy có lẽ người ta còn thấy đời mình bớt cô đơn lãnh lẽo, và nhất là thấy mình còn sống cho ai đó, hơn là chỉ sống để mà chết. Ở bên Pháp, tôi đã gặp nhiều những bà già cô đơn, sống một mình trong những căn nhà rộng rãi, không những thế, lại còn liệt giường liệt chiếu, con cái lâu lâu gọi điện thoại gọi hỏi xem có khỏe không, có cần gì không, có cần gì không : Bông-dua, xà-va, ta bờ doanh đờ ken-cờ sô ?... Khi anh em linh mục chúng tôi hẹn ngày đến thăm, thì các bà giúp việc, thưởng là con cái thuê săn sóc mỗi ngày một buổi,-người giúp việc mở cửa sẵn rồi đi về,- chúng tôi vào thăm, giải tội hay cho rước lễ, an ủi, động viên, rồi ra về dập cửa lại sau lưng…
Tại Paris, tôi thuê phòng trọ của một bà già ngoài 80, cứ lâu lâu lại thấy bà sụt sùi khóc báo tin bà bạn này, bà bạn nọ vừa qua đời, và lo lắng cho số phận của mình. Khi tôi về nước được vài năm, thì chẳng còn được tin gì của bà. Chắc bà đã qua đời mà chẳng ai biết tôi để báo tin.
Nhưng chưa vội nói đến cái chết, mà đối với nhiều người già cô đơn, có khi là một sự giải thoát, nhất là đối với người bị ồm đau tật nguyển.
Chính sách hạn chế sinh sản còn đưa tới tệ nạn phá thai, sự mất quân bình về giới tính, và tật vô sinh nơi nhiều cặp vợ chồng.
Một trong những điều đáng buồn và đáng lên án nhất hiện nay, đó là nhiều quốc gia trên thế giới đã hợp pháp hóa chuyện phá thai. Hiện nay mỗi ngày trên thế giới, và ngay tại thành phố Hồ Chí Minh chúng ta, Thành phố chiếm kỷ lục thế giời vệ tội ác phà thai, có hàng trăm, hàng ngàn thai nhi và hài nhi bị sát sinh, và máu của chúng chắc đã kêu thầu tới tai Thiện Chúa (x.St 4,10). Quả thật nhân lọai đã phạm một tộc ác lớn lao ghê tởm, nhưng lại không hề ý thức được rằng đó là một tội ác ! Người ta đồng ý với nhau cho rằng giết một con ngưởi đang hình thành trong bụng mẹ không phải là một tội ác ! Trong khi đó thì ở nhiều quốc gia, tội giết người vẫn bị coi là một trọng tội và có nơi, như ở nước ta, còn bị kết án tử hình. Nhưng giết một con người đang hình thành trong bụng mẹ thì thì chẳng phải ra tòa, cũng chẳng bị một hình phạt nào. Trong khi đó, tại nhiều bệnh viện trên thế giới, người ta vẫn đang tốn nhiều tiền nhiều của và công sức, đôi khi phải dùng đến những máy móc, kỹ thuật đắt tiến, đẻ chữa trị cho những người, mà sự sống chỉ còn rất mong manh, hay đã đến lúc tuyệt vọng.
Nhưng tại sao sự sống của một trẻ thơ sắp chào đời lại không đáng tôn trọng, đáng qúi, đáng yêu bằng một con người mà sự sống chỉ còn là một gánh nặng, một nỗi khổ đau cho chính họ! Ấy là chưa nói tới con người đang hình thành kía, nếu được sống, sẽ trở thành một bậc vĩ nhân, một nghệ sĩ đại tài, hay một anh hùng dân tộc. Nói thế không có nghĩa là tôi không quí trọng mạng sống của những người đau ốm tàng tật bằng mạng sống của những bào thai. Mạng sống nào cũng là hồng ân Thiên Chúa tặng ban, và đều có giá trị tuyệt đối như nhau.
Đứa bé đang hình thành trong bụng mẹ là kẻ vô tội, còn con người nào đã sinh ra và sống làm người, thì ai ai cũng là kẻ có tội. Thế thì tại sao giết người vô tội thì không mắc tội, mà giết kẻ có tội thì lại không có tội?
Qủa thật loài người đã đánh mất lòng nhân, và vì thế đã trở thành những kẻ bất chính, bất công. Thế thì làm sao mà có công lý với hòa bình được?
Một xã hội mất quân bình về giới tính
Tôi không thể hình dung ra được tình trạng xã hội Việt Nam chúng ta, chỉ trong vòng 20 năm nữa, sẽ ra sao, khi mà nhiều thành niên thiếu nữ hiện nay không vội kết hôn, cũng chẳng vội sinh con, vả lại nếu sinh con, vẫn ưu tiên muốn sinh con trai, khiến hiện nay co nơi sự mất quân bình giới tính đã trở nên đáng báo động: 110 bẻ trai so với 100 bé gái! Nhìn sang Trung Quốc hiện nay, chúng ta có thể hình dung ra những tội ác sẽ xảy ra trong tương lai: nào mua bán, cướp đàn bà con cái và cưỡng hiếp, hoạc tệ hơn nữa như bên Đài Loan, người ta mua vợ ngoại quốc, trong đó có cả phụ nữ Việt Nam chúng ta, về làm vợ chung cho cả bố lẫn con, kể cả người tàn tật. Đúng là một hình thức nô lệ tình dục! Đang khi viết bài này, tôi xem tivi, nghe biết có hàng trăm phụ nữ Việt Nam bị mua đi bán lại sang Trung Quốc, để rồi hiện đang mất tích!
Xã hội tương lai sẽ thiếu phụ nữ để gả chồng, thiếu thanh niên để lao động, và sẽ dần dần trở nên thế giới của người già không ai chăm sóc. Làng mạc, phố phường sẽ dần dần trở thành những trại dưỡng lão, ở đó người ta sẽ chết dần chết mòn trong cô đơn. Ở đó không có tiếng cười, tiếng khóc của trẻ thơ đã vậy, mà cũng chẳng có tiếng khóc tiễn đưa người quá cố.
Theo dự báo thì dân số Việt Nam đến năm 2017 bắt đầu chuyển sang thế hệ già, và đến năm 2020, người già sẽ chiếm tới 20%, và năm 2050, con dố đó sẽ lên tơi 30%, và như thế tới ngày 50% sẽ là người giả, và cứ như vậy sẽ còn tăng hơn thế nữa…, cho đến ngày trên trái đất chỉ còn toàn là các cụ!
Bởi vì ngay cả khi người công dân tuân theo luật nhà nước mà “dừng lại ở hai con”, thì đâu có phải hai người còn đó sẽ sống cả và có khả năng lao động và tài chánh để lo cho mình và cho ông bà cha mẹ, nhất là nhờ tiến bộ y khoa, các ông bà nội ngoài được sống lâu trăm tuổi : một cặp vợ chồng làm sao cáng đáng nổi hai đứa con và bốn ông già bà già, ấy là chưa kể đến anh chị em, chú bác, cậu mợ, chẳng may chẳng còn ai nuôi dưỡng. Người ta có thể hạn chế sinh sản, nhưng lại không thể hạn chế tuổi già, vì thế hình tháp dân số thế giới ngày nào đó sẽ hoàn toàn đảo người : đỉnh tháp sẽ nằm ở phiá dưới, còn cái đáy lại ở phí trên, và như vậy làm sao xã hội có thể quân bình và đứng vững được ?
Ngoài ra, hiện nay tình hình kinh té khó khăn, người ta ngại sinh con, nhiều cặp vợ chồng tập “nín”, nín mãi nhiều khi tới lúc muốn sinh con thì lại hết khả năng. Còn chị em phụ nữ ngày nay thì hình như lo gìn giữ sắc đẹp, hơn là làm mẹ. Người ta dành tiền đi shopping, mua son phấn, sắm sửa dày dép, áo váy cho hợp thời trang, sửa mắt sửa mũi, sửa môi, kéo dài chân cẳng, ít có ai bằng lòng chấp nhận cái tuổi già nhăn nheo nhan sắc tàn phai, như cô đào Brigitte Bardot của Pháp, người không chủ trương tân trang để có nhan sắc giả tạo, nhưng chấp nhận thực tế của tuổi tác.
Bởi vì cuộc đời là như thế, nó là sinh,lão, bệnh, tử.sinh, thì cũng có lão, và dù có cải lão hoàn đồng và nuôi dưỡng sắc đẹp, kéo dài duyên dáng thêm được dăm ba năm, thì vẫn còn đó những gì khác mà người ta không tài nào thoát được, đó là, ốm đau, bệnh tật và những rủi ro như tai họa và thiên tai.
 Thật vậy, trên thế gian này, cho dù là bậc vương đế hay tỉ phú, cũng chẳng mấy ai được sống an nhàn, thư thái, cho đến khi nhắm mắt ngủ yên trong giấc ngủ thiên thu !
Trong khi viết những dòng này, tôi hình dung ra hình ảnh ông Mubarak, nguyên tổng thống Ai cập, tức Pharaô thời xưa, bị khiêng ra tòa để bị xử án. Trông ông không còn gì là dáng vẻ oai phong như mấy tháng trước khi còn ngồi trong cung điện! Sau ông Mubarak, thì nay đến lượt đại tá Gaddafi, rồi có lẽ cả tống thống Assad của Syria…
Họ cũng sẽ giống như những Công Cẩn, Quan Vân Trường, Tào Tháo, Trương Phi thời Tam Quốc ngày xưa bên Tầu, và những Hitler, Mussolini, Staline với Pôn-pốt, Yêng-sari thời nay. Không hiểu các nhà kinh tế, chính trị, khoa học và xã hội học suy nghĩ và tính toàn thế nào, khi đề ra chương trình hạn chế sinh sản, để rồi ngay hôm nay họ đã thấy hậu quả của chính sách này. Thật vậy, lý do mạnh nhất mà người ta đưa ra, đó là nếu không giảm bớt đà tăng trưởng dân số, thì sẽ không còn đủ chỗ cho mọi người trên mặt đất, và nhất là sẽ lấy gì mà nuôi tất cả mọi miệng ăn. Tuy nhiên, khi nhìn vào những nước đã kiểm soát được mức độ sinh sản thì hậu quả trước mắt là xã hội càng ngày càng già đi, thiếu người lao động, nhưng lại gia tăng tiền bảo hiểm hưu trí, khiến xã hội rơi vào tình trạng khủng hoảng, thiếu quân bình: sản xuất kém đi, nhưng chi tiêu lại nhiều hơn. Nhiều nước phải thuê lao động người nước ngoài. Tạo ra thêm những khó khăn mới, như bất ổn xã hội như chúng ta đã và đang chứng kiến những người dân Hồi giáo, Thổ nhĩ kỳ, Phi châu, Á châu vv. gây ra cho những nước như Đức.Pháp và như bên Anh những ngày vừa qua.
Những năm cuối 30 và đầu thập niên 40 thế kỷ trước, cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ đã đưa thế giới vào thời kỳ suy thoái trầm trọng, đẩy thế giới xuống bờ vực thẳm, một trrong những nguyên nhân dẫn tới Đệ nhị thế chiến. Ở thế kỷ này, năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ lại làm cho cho thế giới tụt đà tăng trưởng. Các ông G7 hay G8, rồi G20, hết EC rồi đến Apec, cùng với WTO, xách cặp đi họp hành liên miên, tiệc tùng, ăn to nói lớn, tiêu xài không biết bao nhiều tiền của các quốc gia, nhưng để rồi năm 2011 này lại đang đưa thế giới vào viễn tượng một cuộc vỡ nợ kiểu domino, làm tiêu tan mọi hy vọng vực dậy nền kinh tế ảm đạm của toàn cầu.
Nói chung, các nhà lãnh đạo thế giới đang tỏ ra bất lực trước việc ổn định nền linh tế toàn cầu, để có thể giải quyết được những vấn đề sống còn của thế giời ngày nay : giải quyết nạn bất công, nghèo đói trên thế giới, giải quyết nạn ô nhiễm môi trương đang hủy hoại hành tinh của chúng ta, và chấm dứt được những nguyên nhân xung đột gây ra chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh hạt nhân.
Bất công và nghèo đói
          Mặc dù đã có biết bao lời hứa hẹn, trấn an, rằng thế giới sẽ ngày càng được phát triển, GDP các nước đang mỗi ngày một gia tăng, bệnh tật, nghèo đói mỗi ngày sẽ giảm bớt, nhưng thực tế lại khác hẳn : nước giầu và người giầu mỗi ngày một giầu thêm, nhưng trái lại, người nghèo và nước nghèo mỗi ngày một nghèo hơn ! Điều đó chứng tỏ người giầu và nước giầu sở dĩ được giầu thêm là vì họ bóc lột người nghèo và nước nghèo. Thay vì bớt chỗ dư, bù chỗ thiếu, như Lão Tử chủ trương, thì người ta lại đào sâu thêm chỗ trũng để bồi đắp thêm chỗ cao. Một thí dụ điển hình : trong khi mà nền kinh tế nước Mỹ và toàn cầu bị đe dọa suy thoái và nhiều ngân hàng bị phá sản, thì các ông giám đốc những ngân hàng đó lại nhận được mức thưởng thường nên cao hơn, nhờ số tiền cứu trợ của ngân hàng trung ương của Liên bang, khiến chính phủ phải giận dữ, bất bình! Và hiện nay, nhiều nước Âu châu thuộc khối sử dụng đồng Ơ-rô đang bị đe dọa vỡ nợ công, là vị họ đã vay nợ để tiêu xài vung tay quá trán. Nhưng ai sẽ phải è vai gánh vác để trả số nợ khổng lồ ấy, nếu không phải là dân lao động nghèo khổ ? Các ông tổng thống, bộ trưởng hay giám đốc có sao đâu: họ vẫn cỡi máy bay hay xe hơi sang trọng đi họp hành, hội nghị, trong những khách sạn 5 sao, có kẻ hầu người hạ, đánh gôn, chơi tennis, mà có phải bỏ ra đồng xu nào từ trong tùi mình ra đâu. Tiền đó là tiền cùa dân đóng góp, vậy mà trong khi họ tiêu xài cả 3-4 ngàn đô-la một đêm, thì có những người nghèo không kiếm nổi đô-la một ngày ! Thật không tưởng nổi tình trạng bất công thế giới hiện nay lớn lao đến mức nào !
Nhưng khỏi nhìn đâu xa. Cứ nhỉn vào đất nước mình, chúng ta cũng thấy khoảng cách giầu nghèo kinh khủng như thế nào. Người Việt Nam ta thường nói : “Kẻ ăn chẳng hết, người lần chẳng ra”, chúng ta vừa nghe nói nhà nước đã nâng mức lương tối thiểu lên tới 2.000.000 đồng. Nhưng 2.000.000 đồng cho một gia đình 2 vợ chồng với 2 đứa con, chia đều mỗi người 500.000 đồng một tháng, như vậy mỗi ngày được chưa đầy 17.000 đồng. Trong khi đó có những gia đình giầu có ngoài Hà Nội mỗi sáng kéo nhau đi ăn phở gần 1.000.000 đồng một tô !
Người ta mở rộng nhiều khu đô thị, xây dựng những cây cầu vượt sông, vượt đường phố, xây dựng những tòa nhà chọc trởi, trong khi đó nhiều vùng nông thôn, nhất là cùng sâu, vùng xa, nhân dân lkho6ng có đường đi, trẻ em đi học phải lội sông lội suối, hoặc phải đu dâyqua sông để đến trường, và trường học chỉ là những túp lều tranh đôi khi không có cả vách che nắng chắn mưa, hơn nữa, có đau ốm cũng chẳng có trãm xá hay thầy thuốc khám chữa. Chẳng những thế nhiều vào mùa giáp hạt chẳng có lấy của khoai củ sắn ăn cho no bụng!
Vấn đề ô nhiễm môi trường
Các nước đã bao lần hội họp, tìm cách giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, trong đó có vấn đề khí thải các bon, gây ra tình trạng hâm nóng trái đất, làm tan băng ở hai cực, đe dọa nhấn chím nhiều đảo quốc và nhiều quốc gia có vùng đất thấp như Việt Nam. Theo dự báo, nếu không có biện pháp nào để ngăn chận tự bây giờ, thì đến năm 2050, Việt Nam ta sẻ mất nhiều hee-ta đất, đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu long và những vùng ven biển, bởi vì băng ở hai cực trái đất sẽ tan chảy, nước biển sẽ dâng lên: đâu đâu cũng là nước, nhưng lại là nước mặn, trong khi đó hạn hán sẽ thường xuyến và kéo dài, khiến trái đất ngày càng căn cỗi và sa mạc hóa.
Chiến tranh
 Nhưng điều nghịch lý nhất, và cũng là tôi ác lớn nhất của nhân loại, đó là không ngừng tiếp tục đầu tư cho chiến tranh. Nói cách khác, người ta đầu tư cho công nghệ giết người, hơn là cho sự nuôi sống và phát triển con người. Tôi không lá người chuyên môn về quốc phòng, nên không có được những bản thống kê về ngân sách quốc phòng của các nước trên thế giới, nhưng điều mà ai cũng biết, là giá một chiếc máy bay chiến đấu cao hơn nhiều so với chi phí để xậy một trướng học hay bệnh viện, còn giá của một tầu chiến, nhất là một hàng không mẫu hạm thì còn cao hơn nhiều ngân sách của nhiều quốc gia. Tất những kho vũ khí, nhất là vũ khí giết người hàng loạt, như vũ khí hạt nhân, vũ khi hóa học va sinh học, cho dù là Nga và Mỹ có ký hiệp định Start I Start II gì đó, vẫn còn dư để có khả năng hũy diệt thế giới nhiều lần, như có lần tôi đã viết đâu đó, rằng riêng số vũ khí hạt nhân mà nước Nga dành cho nước Anh, cũng đủ để giết 7 lần dân số hiện nay của nước này! Nhưng vũ khí giết người ấy vẫn nằm đó, không những không sinh lợi lộc gì, mà còn tốn tiền bảo dưỡng. Trong khi đó, chỉ cần không sản xuất một chiếc xe tăng, tàu chiến, máy bay chiến đấu, hay một quả bom hạt nhân, người ta có thể cứu bao nhiêu trẻ em ở Sừng Phi châu nói riêng, và ở Phi châu nói chung, khỏi nạn đói triền miên từ bao nhiêu năm qua…Và trong lúc này đây, theo tin tức thế giới cho biết, hiện có tới gần 800.000 người bị đe dọa chết đói. Nếu không chế tạo những vũ khí giết người, để sản xuất lương thực, thì làm gì đến nỗi nhân loại phải thiếu ăn.
Vậy mà chẳng những người ta không gia tăng sản xuất lương thực, thực phẩm, mà còn giảm bớt diện tích nông nghiệp, san lấp đồng ruộng để xây dựng nhà máy, và làm sân gôn, khiến nhiều nông dân thất nghiệp, và trở thành nạn nhân đầu tiên của thời đại công nghiệp hóa, trong đó có công nghệ chiến tranh !
Hậu quả là nhiều người dân không cò lúa gạo để ăn, nhưng lại bị nhiều kí-lô thuốc nổ thường trực treo lơ lửng trên đầu!
 Hơn bao giờ hết, chiến tranh đang đe dọa toàn cầu, đặc biệt là chiến tranh khủng bố, một thứ chiến tranh không hề có chiến tuyến, cũng chẳng cần ai tuyên chiến; một cuộc chiến tranh đúng là toản cầu, vì thực té đã lan rộng ra hầu hết các lục địa, từ châu Mỹ, qua châu Âu, châu Á và Phi châu.
Không chỉ có thế, những cường quốc trên thế giới hiện đang thao túng quyến lực trên thế giới. Họ tự cho phép mình can thiệp vào nội bộ bất cứ quốc gia nào, với bất cứ lý do gì.Sau chiến tranh thế giới thứ hai thì đến chiến tranh lạnh, rồi chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Đông Dương, sau đó là cuộc chiến Sômali, rồi lại tới Irắc. Ápganittăng, Lybia…Và đang sợ nhất hiện nay vẫn là chiến tranh khủng bố, một thứ chiến tranh đáng gọi là ma qui, vì nó xuất hiện dưới những khuôn mặt tàng hình, lén lút, bất thình lình tấn công tự sát vào giửa đám đông người đang đi đường, hoặc buôn bán lảm ăn ngoài chợ, thậm chí vào giữa đám đông người đang cầu nguyện, hay vào cả trường học, giết hại những trẻ thơ vô tội.
Cố tổng thống Kennedy của Hoa kỳ nói thật chí lý : “Nếu loài người không chấm dứt chiến tranh, thì chiến tranh sẽ chấm dứt (tiêu diệt) loài người”.
Bạo lực lan tràn
Không biết phải dùng lời lẽ nào để nói về não trạng con người thời đại. Nhân loại đang như trở nên điên loạn : không chỉ có những tổ chức giết người, mà còn cả những cá nhân, thậm chí trẻ con cũng có thể nổi cơn điên mang súng vào trường học giết chết các bạn học sinh của mình. Không chỉ có thế, ngay cả tại Việt Nam, chuyện chồng giết vợ, vợ giết chồng, bố mẹ giết con, con giết bố mẹ, cũng không còn là chuyện hiếm hoi nữa. Đúng là chúng ta đang ở trong nền văn minh sự chết, như Đức Giáo hoàng chân phước Gioan Phaolô II đã nói. Thật vậy, không chỉ có những nhà chính trị, kinh tế chỉ lo sản xuất vũ khi giết người, và hoạch định những chiến lược cạnh tranh kinh tế, thậm chì chí cả những cuộc chiến tranh dầu lửa như ở Irắc và Lybia.. Chiến tranh còn đi đôi với sản xuất và buôn bán vủ khí, ngoải ra, nó còn dinh líu đến việc sàn xuất và buôn bán ma túy, như phương tiện thanh toán có lợi hai chiều.
Chiến tranh, ma túy dang hủy hoại loài người, dặc biệt là thanh niên, thiếu nữ, khiến những kẻ sống sót cũng trở thành thân tàn ma dại
Nếu loài người không biết dừng lại đà tuột dốc hiện nay, thì thảm họa diệt vong không chỉ là một mối đe dọa không thể tránh, mà có lẽ sẽ còn xảy ra nhanh chóng hơn chúng ta tưởng. bởi vì không thiếu gì những Hitler hay Pôn-pốt đang thực sự có mặt ở giữa chúng ta, và phương tiện hủy diệt của chúng không còn là những vũ khí thời Đệ nhị thế chiến, hay của thập niên 70. Vũ khi hạt nhân đã lan rộng tới Ân độ, Pakistan, Israel, Triều Tiên, và có lẽ cả Iran, và biết đâu al-Qeda cũng sẽ sớm có khả năng sở hữu. Và khi ấy, điều gì phải đến ắt phải đến, đó là “Tất cả những ai dùng gươm sẽ chết vì gươm” (Mt 26,52). Hay như Lão Tử nói : “Dùng bạo động, chết bạo tàn” (ĐĐK XLII,3). Nếu cuốc chiến tranh khủng bố và chống khủng bố này cứ tiếp diễn, thì cục diện thế giới sẽ ra sao. Cụ thể mà nói, sau cuộc chiến ở Irắc và Apganittăng, thì sẽ đến lượt nước nào lãnh chịu hậu quả? Pakistan Ấn độ, Yêmen, rồi biết đâu cả Iran và Ả-rập Sao-đi…
Nhưng hiện nay trước mắt là nỗi ám ảnh về một cuộc khủng hoàng kinh tế toàn cầu mới, do món nợ công của Mỹ và nhiều nước Âu châu đang gia tăng chồng chất, chưa có hy vọng giải quyết.
Thế giời cần một sử cải tổ toàn diện
Bắt đầu từ sử cải tạo tinh thần
Tóm lại, vì thế giới của thời đại khoa học kỹ thuật, chỉ bận tâm lo việc phát triển về vật chất, mà bỏ quên việc bồi dưỡng những gía trị tinh thần, khiến con ngưởi không còn sáng suốt nhận ra đâu là chân lý của cuộc sống, đó là con người không chỉ sống vì cơm áo, gạo tiền, mà còn sống cho tình yêu thương, hạnh phúc, và những giá trị tinh thần khác, như là tự do, nghệ thuật. Nói cách khác, con người không làm người chỉ để ăn no, mặc ấm, mà còn đuợc ăn ngon, mặc đẹp, được học hảnh, phát triển văn hóa cùng những tài năng, và đạt được những ước mơ, hoài bão của mình, mà tiền bạc và vật chất không thôi chẳng thể đem lại. Bằng chứng là các bậc hiền triết, như Socrate, Trang tử, Khổng tử, Lão từ, Đức Phật hay Chúa Giêsu, các nghệ sĩ đại tài như Mozart, Beethoven, Bach, Van Gogh vv, đâu có màng chi đến sự giầu sang phú quí? Những gì họ có và để lại cho nhân loại, toàn là những giá trị tinh thần vô cùng quí báu không bao giờ mai một.
Hơn bao giờ hết, con người cần tìm về ý nghĩa đích thực của đời mình, để định hướng cho cuôc phát triển không chỉ là kinh tế hôm nay, mà là một sự phát triển toàn diện con người, bắt đầu từ việc cải tạo tinh thần. Sự phát triển toàn diện đó phải là cho hết mọi người, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, chính kiến, giầu nghèo hay giai cấp, kiểu cũ hay kiểu mới, theo nghĩa Ấn độ, hay theo nghĩa thời phong kiển phân giai cấp giữa nông nô với chủ; cũng không phân biệt giai cấp theo nghịa ngày nay, phân biệt giai cấp lãnh đạo với những giai cấp khác. Trái lại, mọi người phải được bình đẩng, trong một xã hội công bằng, dân chủ, trong đó mọi người, già trẻ lớn bé, sĩ, nông, công thương, người làm dịch vụ, nghệ sĩ và kẻ tu hành trong các tôn giáo, đều hợp tác, mỗi người trong lãnh vực của mình, không ai tìm cách thông trị ai. Nhân dân ta rất hài hước và thực tế khi nói rằng: “Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ.”.
Thực tế ngày nay cho thấy xã hội không chỉ có nông với sĩ, mà còn có công nhân và những người làm dịch vụ, cũng như các nghệ sĩ, và cả giới tu sĩ trong các tôn giáo, cụng đều có vị trí của họ trong xã hội, Ngoài ra, khuynh hướng chung các nước đang là giảm bớt nông nghiệp và nông dân, để gia tăng công nghiệp và dịch vụ, do đó mới có chuyện qui hoạch lại đất đai để xây dựng nhà máy và khu công nghiệp, thậm chí nhiều khi còn vội vàng hấp tấp, lắm kẻ lợi dụng bóc lột người nghèo, vô sản hóa nông dân, khiến họ mất đất, mất nhả, mất cả kế sinh nhai.
Điều đáng nói nữa là các tôn giáo, và cách riêng các nhà tu hành trong các tôn giáo đang bị coi thường, thậm chí còn bị coi như lỗi thời trong thế giới văn minh vật chất hiện đại ngày nay, và không thiếu những người, những chế đô, muốn làm khó dễ hay hạn chế. Nhưng họ đâu có nghĩ rằng các tôn giáo, và đặc biệt là các nhà tu hành, lại chính là những dấu chỉ chứng mình rằng: thế giới cần một lối thoát cho cuộc khủng hoảng hiện nay, mà các tôn giáo luôn luôn mở ra chờ đón mọi người, đò là hướng tâm linh, là cánh cửa siêu việt, mở ra một chiều kích mới, giúp con nguời vượt ra khỏi chính mình mà đến được với tha nhân và thế giới vạn vật. trong tinh thần tự do và thân thiện, hòa bình.
Thay lời kết
Trong một viễn tượng như vậy, người tôn giáo, và đặc biệt người Kitô giáo chúng ta, có thể làm gì cho mình và cho nhân loại, hay chỉ biết phê bình, chỉ trích, lên án “thế gian”, hay “đạo đức” hơn, là ăn chay hãm mình đền tội và cầu nguyện cho nhân loại ? Thời Trung cổ, Giáo hội phương Tây cũng đã làm như vậy : các dòng tu, nhất là các dòng được gọi là “khổ tu”, cũng đã thi nhau ăn chay, hãm mình đền tội, chỉ tiếc rằng trong khi đó thì nhiều người Công giáo lại nhiệt thành tham gia Đạo binh Thánh giá đi chinh phạt người Hồi giáo bên Thánh địa, và ngưởi “bè rối” ở miền Nam nước Pháp, và hậu quả là tuy người Hồi giáo thời đó thua trận, nhưng môt phần hậu duệ của họ đang gây gieo rắc hận thù và gây ra cuộc chiến tranh khủng bố trên khắp thế giới hiện nay, mà biến cố chấn động địa cầu ngày 11 tháng 9-2001, la một biểu hiện nổi bật nhất, nhưng chưa hẳn là duy nhất !
Tôi nói thế là muốn ám chỉ rằng chính người Công giáo chúng ta, xưa cũng như hiện nay, cũng vẫn nuôi dưỡng hận thù không kém gì những người Hồi giáo quá khích. Nói cách khác, thay vì là muối có khả năng ướp thế giới khỏi ươn thối, thì chính chúng ta lại làm cho thế giới trở nên tồi tệ hơn, hay thay vì là men có khả năng làm cho cả thế giới dấy men yêu hương hòa hợp, thì chính chúng ta lại làm cho thế giới hư hỏng vì bản thân chúng ta chỉ còn là men mốc, mất phẩm chất Kitô của mình, hay là như Đức Giêsu đã nói: “muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại ? (Mt. 5,13)
Thế giới chỉ có thể được cứu vớt nếu trở về đuợc thời thanh xuân trong sáng, với một môi trường tự nhiên trong lành không còn bị ô nhiễm, và một xã hội hiền hòa thân thiện giữa người với người, và giữa con người với thế giới vạn vật, không còn bị nhiễm độc bời những khí thải độc hại và chất hóa học hay phóng xạ, và môi trường tinh thần cũng không bị hủy hoại bởi đủ thứ rác rưởi do nền văn hóa bạo lực, dâm ô, được công nghệ truyền thanh truyền hình, báo chí phổ biến hằng ngày. Ngoài ra kỹ nghệ thông tin hiện đại còn là một phương tiện cho những phần tử xấu trong xã hội vả Giáo hội truyền bà những tư tưởng sai lầm, gây chia rẽ hận thù, xúi giục bè phái đấu tranh loại trừ lẫn nhau, làm mất hòa khí trong cộng đồng.
Người ta sẽ bảo tôi là người ảo tưởng, bởi làm sao xhu1ng ta có thể trở về nguồn, tìm lại sự trong sạch tươi sáng của tuổi thơ, hay tìm lại được niềm hy vọng của tuổi thành xuân ? “Không ai tắm hai lần trong cùng một dòng sông”, Heraclite đã nói như vậy. Bởi vì khi ta trở lại chổ trước kia đã tắm, thì dòng nước cũ đã chảy qua, và dòng sông đã không còn là dòng sông cũ. Vì thế, nói là tìm về tuổi thơ hay tuổi thanh xuân, cũng chỉ là một cách nói. Nhưng nếu về mặt thể xác, nếu chúng ta không thể bé nhỏ lại như trẻ thơ, thì về mặt tinh thần, chuyện đó là chuyện có thể làm được, vì thế Đức Giêsu mời bảo chúng ta : "Thầy bảo thật anh em : nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.” (Mt 18,3). Và quả thật, không chỉ có các nhà tu Công giáo, đặc biệt là nhửng nhà tu chiêm niệm, mà cả các thiền sư Phật giáo, và ngày xưa bên Tầu, một người như Trang Tử, đã có thể sống đơn sơ như một trè thơ.
Tôi không phải là Jean-Jacques Rousseau, nhưng thiết nghĩ điều mong ước của ông nhà văn Tây này dù sao cũng có cái gì đáng nhân loại phải suy nghĩ trong thời đại mà càng ngày loài người càng trở thành những con gà công nghiệp bị nhốt trong những cái chuồng khổng lồ, trong những thành phố từ mấy triệu dân tới trên mười triệu, ở những khu đất, thiếu không gian, thiếu bóng cây, thiếu khí trời và gió mát. Con người ngày nay như bị đánh đống, gom về một chỗ, sống kề sát bên nhau như nêm cối xay, nhưng lại không quen biết, thân thiện gì với nhau. Chính điều kiện sống đó khiến con người không còn là chính mình, mà bị cuốn vào guồng máy hiện hữu công nghiệp : mỗi người chỉ còn là một chi tiết nhỏ trong bộ máy xã hội, chứ không còn hiện hữu như một nhân vị độc đáo, riêng biệt, mình là mình trong tương quan hiện hữu với tha nhân, vạn vật, và với bản tính người mà Thiên Chúa đã phú bẩm cho khi được tạo dựng, đó là hình ảnh của Thiên Chúa, vì được chia sẻ lòng nhân của Người, và có quyền tự do sáng tạo, để làm nên đới mình. Trái lại, ngày nay chúng ta bị điều kiện hóa bởi thế giới vật chất và công nghiệp hóa, đến nỗi chúng ta phải suy nghĩ, hành động, từ cái ăn, cái mặc, cho đến phong cách sống, phải rập khuôn theo mốt, theo thị trường, hay thói quen của tập thể vô ý thức. Trong thế giới hiện nay, cái gì cũng được sản xuất theo dậy chuyển, đồng loạt, cùng mẫu mã, theo từng chủng loại và cùng ngày tháng ra lò ! Con người cũng vậy, và biết đâu, một ngày nào đó, do tiến bộ của khoa học, nhờ kỹ thuật nghiên cứu tế bào gốc và cấy ghép gien, con người cũng sẽ được sản xuất dây chuyền như vậy, để từ đó, người ta có thể có những lao động như người máy tinh vi rẻ tiền, phục vụ cho những siêu quốc gia hay siều nhân làm chủ trên mặt đất !
Muốn thoát khỏi nguy cơ đó, ngay từ bây giờ loài người chúng ta phải sớm nghĩ lại, tổ chức, sắp đặt sao cho con người trở lại gần với đời sống tự nhiên, trở về với bản chất người của mình, là có tự do sáng tạo, làm chủ thiên nhiên vạn vật, biết nhân hóa thiên nhiên vạn vật, chứ không để mình bị vật chất hóa.
Một thí dụ cụ thể : tại sao chúng ta phải ăn uống thừa mứa, nhẫu nhẹt say xỉn, đề sinh ra bao thứ bệnh tật, khiến phải lo giảm báo giảm cân và chữa trị liên miên, trrong k hi đó chẳng giúp đỡ được gì những anh chị em thiếu đói đang sống ngay bên cạnh mình? Tại sao lại có những người may sắm cả ch�
Lm Thiện Cẩm OP
Thông tin khác:
Tham lam (07/11/2011)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log