Gương điển hình

ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HUY TINH THẦN SỐNG “TỐT ĐỜI, ĐẸP ĐẠO”

Cập nhật lúc 11:06 25/07/2010
Về Công giáo có 5 giáo hạt, 80 giáo xứ, 40 giáo họ, 180 linh mục, 500 tu sĩ nam nữ và trên 300.000 giáo dân, trong đó gần 100.000 giáo dân là đồng bào dân tộc thiểu số.
Trong những năm qua, đồng bào Công giáo tỉnh Lâm Đồng đã tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước góp phần cùng đồng bào các dân tộc trong tỉnh thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội với phương châm: “kính Chúa – yêu nước” sống “tốt đời, đẹp đạo” kiên trì con đường “đồng hành cùng dân tộc” trong tiến trình phát triển xã hội và thăng tiến con người thể hiện trên một số lĩnh vực.
Về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo với đức tính cần cù năng động và sáng tạo trong sản xuất, đồng bào Công giáo tỉnh Lâm đồng đã khắc phục khó khăn trong giai đoạn khủng hoảng tài chính hiện nay để đứng vững và vươn lên làm giàu chính đáng, ổn định cuộc. Đồng bào Công giáo tỉnhLâm Đồng không ngừng nghiên cứu và ứng dụng các mô hình và những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất như mô hình sản xuất nông nghiệp bằng công nghệ cao + mô hình sản xuất kết hợp với chế biến tiêu thụ + mô hình kinh tế trang trại. Tại các huyện như Lâm Hà, Bảo Lâm, Đơn Dương… mô hình VAC được nhiều hộ giáo dân áp dụng rộng rãi trong đồng bào Công giáo, hàng năm cho thu nhập cao. Chính vì vậy, chất lượng cuộc sống tại các vùng đồng bào có đạo ngày càng được nâng lên rõ rệt. Số hộ khá, giàu tăng nhanh, tỉ lệ hộ đói nghèo trong đồng bào Công giáo giảm xuống còn 7,5% bằng mức bình quân của nhân dân trong toàn tỉnh.
Công tác xã hội từ thiện, nhân đạo luôn thể hiện tinh thần “dấn thân, phục vụ”, hưởng ứng các cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, Toàn xã hội tham gia xoá nhà tạm cho các hộ nghèo” góp phần cùng nhân dân trong tỉnh chia sẻ khó khăn, thiếu thốn giúp đỡ hộ nghèo có nhà ở ổn định. Trong năm qua các khòng khám từ thiện Vạn Thành, Phúc Sơn được hội Chữ Thập đỏ tỉnh giúp đõ đã khám và phát thuốc miến phí cho trên 20.000 lượt bệnh nhân, trị giá gần 300 triệu đồng.
Thư chung năm 2007 của Hội đồng Giám mục Việt Nam chỉ rõ: “Con người sống trong xã hội không phải là một ốc đảo, nhưng liên đới với nhau trong niềm vui cũng như ưu sầu. Giáo dục Kitô giáo góp phần cổ vũ tình liên đới, làm cho con người có trách nhiệm với nhau, trách nhiệm đối với xã hội và công ích, cùng xây dựng một cuộc sống tốt đẹp và bình an”. Trên tinh thần đó, thời gian qua đồng bào Công giáo tỉnh Lâm Đồng đã tham gia tích cực vào sự nghiệp giáo dục, nâng cao dân trí. Nhiều linh mục, tu sĩ, Ban Đoàn kết Công giáo cùng với chính quyền các cấp tích cực chăm lo cho sự nghiệp giáo dục đào tạo. Trong dịp hè vừa qua, hầu hết các giáo xứ, họ đạo đều tổ chức khen thưởng cho các em học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập. Tại huyện Lâm Hà, Bảo Lâm không những khuyến khích các em đến lớp, các linh mục còn tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường như tham dự các ngày khai giảng, bế giảng năm học, ngày truyền thống nhà giáo Việt Nam 20/11,v.v… Ngoài ra, còn tạo điều kiện cho nhà trường muợn phòng học, muợn sách giáo khoa, giúp sách vở, may quần áo đồng phục, đóng học phí, trợ cấp học bổng… cho các em con nhà có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học giỏi. Hàng năm, Giáo xứ Phú Sơn (Đơn Dương) vẫn duy trì việc nuôi ăn, ở và gửi đi học các em đi học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở 60 em học sinh dân tộc thiểu số nghèo với chi chi phí khoảng 200 triệu đồng.

Hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá mới ở khu dân cư”; sống “tốt đời đẹp đạo” và 10 nội dung của phong trào thi đua do Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam phát động. Đây là cuộc vận động lớn, mang tính toàn dân, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc phù hợp ý Đảng lòng dân. Đến nay, toàn tỉnh có 32 khu dân cư Công giáo đạt danh hiệu khu dân cư, gia đình văn hoá. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong sinh hoạt đạo, đời được chuyển biến tích cực như tổ chức lễ nghi Công giáo, cưới hỏi, ma chay trong đồng bào Công giáo đảm bảo tiết kiệm, dản dị phù hợp với cuộc sống mới. Nhiều khu dân cư vùng giáo trở thành điểm sáng về phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý; giữ vũng an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Cuộc vận động đã thực sự khơi dậy tinh thần đoàn kết giữa các cộng đồng dân cư, giữa người có đạo và người không có đạo với nhau, nhằm đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa phong trào thi đua “kính Chúa - yêu nước”; sống “tốt đời, đẹp đạo”, góp phần cùng nhân dân trong tỉnh thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội./.

Nguyễn Văn Thuyên
Thông tin khác:
Gương hai chú cháu ở giáo xứ Phạm Pháo đều là liệt sỹ (25/07/2010)
Giáo xứ Tân Phước - một điển hình tiên tiến (25/07/2010)
Ý ĐẢNG, LÒNG DÂN Ở MỘT LÀNG CÔNG GIÁO (19/07/2010)
Chuyện ghi ở mái ấm Thiên Phước (17/07/2010)
Những ngọn nến sáng mãi (12/07/2010)
'Cha Oánh', chủ chăn hết lòng với sĩ tử (30/06/2010)
Một nông dân được tặng thưởng hai kỷ niệm chương (26/06/2010)
Về xứ đạo Phúc Nhạc (21/06/2010)
CHUYỆN Ở VÙNG NÔNG THÔN MỚI (16/06/2010)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log